Tại sao quân đội Anh muốn ‘từ bỏ’ hoàn toàn xe tăng?
Mới đây, các phương tiện truyền thông đưa tin, quân đội Anh có kế hoạch từ bỏ xe tăng và xe chiến đấu bộ binh.
Top 10 vũ khí đáng kinh ngạc của tương lai
Những tiến bộ khoa học và công nghệ không phải lúc nào cũng dựa trên ý tưởng làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Trước đó, The Times cho biết, Bộ Quốc phòng Anh đang xem xét khả năng loại bỏ hoàn toàn xe tăng theo chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang.
Kế hoạch đang được đưa ra xem xét do chi phí cao trong việc hiện đại hóa 227 xe tăng Challenger 2 và 388 xe học thép bộ binh Warrior mà quân đội Anh đang sử dụng.
Bộ Quốc phòng Anh cho rằng loại phương tiện này đã lỗi thời, trong khi tính chất liên tục đổi mới của các biện pháp và phương thức tác chiến đòi hỏi đầu tư quy mô hơn vào vũ khí không gian mạng, các công nghệ vũ trụ cũng như các công nghệ tiên tiến khác.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Anh cũng đang xem xét khả năng hiện đại hóa các loại xe tăng và xe bọc thép bộ binh nêu trên hoặc mua lại xe tăng Leopard 2 của Đức.
Vào tháng 7, có thông tin cho rằng Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi quân đội sẵn sàng đối phó với 4 hiểm họa đang đe dọa đất nước. Theo ông Johnson, mối nguy hiểm có thể sẽ trở thành hiện thực vào mùa đông. Ở đây nói đến làn sóng thứ hai bùng phát dịch Covid-19, dịch cúm mùa, tình trạng lũ lụt có thể xảy ra và tiến trình Brexit mà giai đoạn chuyển tiếp sẽ kết thúc vào cuối tháng 12 sắp tới.
Được biết, chính phủ Anh cũng thảo luận về việc “loại bỏ” các xe tăng như một phần trong chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh sẽ kết thúc vào tháng 11.
Xe tăng Challenger 2 của Anh. (Ảnh: Crown Copyright) |
Challenger 2 là dòng tăng chiến đấu chủ lực của quân đội Hoàng gia Anh kể từ năm 1994. Black Night là phiên bản cải tiến mới nhất của Challenger 2 và sẽ được đưa vào phục vụ từ năm 2024 nếu được phê duyệt. Challenger 2 cũng được trang bị nhiều hệ thống điện tử hiện đại, trong đó có bộ xử lý đặc biệt giúp tối ưu hoá hoạt động cho xạ thủ, chỉ huy.
Thanh Bình (lược dịch)