Tại sao Mỹ trang bị ‘sát thủ mặt nước’ NSM cho tàu chiến ven bờ?
Mỹ đã chính thức công bố kế hoạch trang bị siêu tên lửa diệt hạm NSM cho các tàu chiến đấu ven biển.
Theo Defense Express, Hải quân Mỹ có kế hoạch trang bị cho 31 tàu chiến đấu ven biển (LCS) tên lửa tấn công mới (NSM) trong 18 tháng tới. Đồng thời, 15 tàu sẽ được trang bị mô-đun chống tàu ngầm, 15 tàu khác sẽ được trang bị vũ khí chống thủy lôi.
Đây là kế hoạch “táo bạo” nhất từ trước đến nay của Hải quân Mỹ đối với tàu LCS. Điều này cho thấy Mỹ đang nhanh chóng tăng cường khả năng tác chiến mặt nước và dưới nước cho lực lượng Hải quân trước các mối đe dọa ngày càng gia tăng trên các vùng biển.
Tên lửa tàng hình NSM do Na Uy chế tạo. Nguồn: Sina. |
Đô đốc hải quân Mỹ Mike Gilday đã đệ trình bản kế hoạch chi tiết về chương trình này trước Tiểu ban Quốc phòng của Hạ viện, và cũng trình bày quan điểm của mình về tàu chiến LCS. Ban đầu, Mỹ dự định chế tạo tàu LCS theo kiểu mô-đun hóa (có thể được sử dụng để thực hiện nhiều nhiệm vụ và có thể được cài đặt và tháo rời nhanh chóng), nhưng kế hoạch này đã không diễn ra theo đúng dự định.
Tàu chiến LCS đã gặp khó khăn trong việc tìm kiếm vị trí của nó trong các Hạm đội của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, trong bài phát biểu mới nhất, Đô đốc Mike Gilday cho biết chúng tôi rất lạc quan về sự phát triển của tàu chiến LCS. Điều này khác với những nhận xét trước đây của ông, trước đây ông luôn mô tả con tàu là một vấn đề cần được giải quyết.
Đầu năm nay, Hải quân Mỹ thông báo ngừng tiếp nhận tàu tác chiến ven bờ lớp Freedom" do Lockheed Martin sản xuất, do xuất hiện sự cố động cơ trên tất cả 16 tàu, dù sau đó Lockheed Martin đã khắc phục. Trong 10 năm qua, Hải quân Mỹ đã nhận khoảng 20 tàu (lớp Freedom và Independence), việc tạm dừng lần này là một đòn giáng mạnh vào dự án tàu LCS.
Tên lửa NSM do Raytheon và Kongsberg hợp tác phát triển đang nhanh chóng trở thành vũ khí mới và sẽ đóng vai trò trung tâm trong chương trình tự vệ trên biển của Hải quân Mỹ. Tên lửa chống hạm có tầm bắn khoảng 185 km này sẽ không chỉ được lắp đặt trên 31 tàu LCS mà còn trên lô đầu tiên của ít nhất 10 Khinh hạm tàng hình lớp Constellation sẽ gia nhập Hải quân Mỹ thời gian tới.
NSM, được Kongsberg hoàn thiện sau khi hãng dành hơn 10 năm khắc phục các nhược điểm của sản phẩm, trở thành tên lửa diệt hạm thế hệ 5 có khả năng tấn công chính xác nhất thế giới.
NSM có sức mạnh vượt qua Kh-35 Uran-E của Nga và Harpoon. Một trong số các tính năng nổi bật của NSM là khả năng tránh các hệ thống phòng thủ ở giai đoạn cuối nhờ trang bị radar, công nghệ tàng hình và khả năng cơ động. Đặc biệt, nó được thiết kế để chuyên tấn công các mục tiêu được bảo vệ nghiêm ngặt.
Hải quân Mỹ đặt mục tiêu trang bị NSM cho càng nhiều tàu càng tốt, đặc biệt đối với những tàu chiến di chuyển, tác chiến cận bờ và những vùng biển cạn, nhằm duy trì lợi thế hỏa lực trước hải quân Trung Quốc và những đối thủ khác.
NSM được chế tạo từ vật liệu tổng hợp (composite) có khả năng hấp thu sóng radar rất mạnh, cho khả năng tàng hình cực cao. Tên lửa này có khả năng "lướt trên ngọn sóng" do chúng bay ở độ cao dưới 10 m so với mặt biển, và dùng cảm biến thụ động để tìm mục tiêu.
NSM không phát ra tia hồng ngoại hay radar mà tàu đối phương có thể phát hiện. Kích thước của tên lửa NSM khá nhỏ gọn với chiều dài 3,96 m, khối lượng 410 kg, nhỏ hơn so với các tên lửa Brahmos.
Tên lửa NSM có trọng lượng phóng tối đa 400 kg, mang theo đầu đạn nặng 125 kg được nhồi thuốc nổ cực mạnh và tận dụng cả động năng đủ để xuyên thủng lớp giáp dày trên các chiến hạm.
Ngoài ra, NSM được trang bị công nghệ dẫn hướng rất hiện đại, kết hợp giữa hệ thống lái theo quán tính kết hợp tham chiếu bản đồ số thông qua hệ thống định vị toàn cầu GPS.
Khi tấn công mục tiêu, tại quỹ đạo bay cuối, tên lửa khóa mục tiêu bằng cảm biến hình ảnh hồng ngoại thụ động 2 băng tần cho phép phân biệt các đối tượng cần tiêu diệt trong môi trường lộn xộn.
Được biết, Na Uy đang phát triển tên lửa tấn công liên hợp với tên gọi JSM, một phiên bản mới của NSM, có khả năng tham gia các cuộc tấn công không đối đất và diệt hạm. Nó có thể xuất kích từ buồng chứa vũ khí của chiến đấu cơ F-35 và ống phóng ngư lôi 533 mm của tàu ngầm.
Nga phát triển hệ thống tác chiến điện tử ‘vượt qua mọi định luật’
Avia.pro đưa tin, quân đội Nga đã tăng phạm vi tiêu diệt của các hệ thống chiến tranh điện tử lên 350%.
Đức Trí (lược dịch)