Tai nạn sà lan: cảnh báo và phương pháp phòng chống

Chỉ từ tháng 7 trở lại đây, có ít nhất 5 vụ tai nạn sà lan trên sông và trên biển, từ đó rung lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với cơ quan quản lý nói chung cũng như chủ phương tiện nói chung.

Thực trạng đáng lo ngại

Vào  khoảng 12h ngày 25/7, sà lan mang số hiệu SG-5251, trọng tải 93 tấn, chở cát lưu thông trên sông Sài Gòn, hướng từ cảng Lotus (quận 7) về cảng Trường Thọ (quận Thủ Đức). Khi đến gần nóc hầm vượt sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm, quận 2) thì trời có mưa kèm giông lốc.

Vào thời điểm này, một chiếc tàu khác có trọng tải lớn lưu thông chiều ngược lại đã tạo ra sóng lớn gây tràn nước, đánh chìm sà lan SG 5251. Lúc này trên xà lan có 3 người gồm: anh Huỳnh Văn Hùng (32 tuổi, quê Long An, lái tàu), chị Trần Thị Mỹ Hà (vợ anh Hùng) và cháu Huỳnh Trần Bảo Châu (con anh Hùng).

Nghe tiếng kêu cứu, nhiều người dân gần đó đã dùng ghe nhỏ nhanh chóng ra hỗ trợ. Ba nạn nhân trên sà lan được cứu. Nguyên nhân ban đầu vụ việc được xác định do tàu chở quá tải trọng cho phép.

Tiếp đó, vào hồi 17h30 ngày 13/8, chiếc sà lan mang số hiệu SG – 0010 do tài công Lê Thanh Hùng điều khiển, chở theo đá vôi đang lưu thông từ Ba Hòn, tỉnh Kiên Giang về cảng Cát Lái, TP.HCM. Khi tới ngã 3 sông Nhà Bè thì bị tàu Thanh Liêm 09, thuộc sở hữu của công ty TNHH TMDV vận tải xăng dầu Thanh Liêm đâm phải.

Tai nạn sà lan: cảnh báo và phương pháp phòng chống - ảnh 1

Vị trí xảy ra tai nạn là nơi có đông tàu thuyền qua lại

Cú va chạm mạnh khiến chiếc sà lan gần như ngay lập tức bị chìm xuống lòng sông, trong tình thế nguy cấp tài công Hùng, cùng 3 người khác có mặt trên sà lan là các anh Dương Văn Ngọn, Vũ Hùng Thắng, Vũ Văn Hoạt đã phải nhảy xuống sông.

Tai nạn sà lan: cảnh báo và phương pháp phòng chống - ảnh 2

Chiếc xà lan chỉ còn nổi một phần nhỏ phía đuôi

Rất may mắn khi đúng thời điểm này ca nô của công ty cứu hộ cứu nạn Đại Minh đi ngang qua đây, thấy sự cố xảy ra những nhân viên công ty này đã lập tức tiếp cận hiện trường sự việc và vớt 4 người lên ca nô an toàn.

Tại hiện trường, chiếc sà lan gần như chìm hẳn dưới lòng sông, chỉ một phần nhỏ phía đuôi nhô lên khỏi mặt nước. Trong khi đó tàu Thanh Liêm 09 không bị hư hỏng nào đáng kể.

Gần đây nhất, vào lúc 8h27’ ngày 14/12, Vietnam MRCC nhận được thông tin: Sà lan ĐN 0906 của Công ty Thượng Hải (trụ sở tại Biên Hòa – Đồng Nai) bị mất liên lạc khi đang đi đến khu vực cửa Định An (tỉnh Bạc Liêu).

Theo đó trên sà lan đang có 5 thuyền viên, chở 1.274 tấn cọc bê tông trên hành trình từ TP Hồ Chí Minh đến Bạc Liêu. Sà lan được xác định bị mắc cạn và mất liên lạc vào khoảng 11h ngày 13/12 tại vị trí cách cửa sông Tranh Đề - Cửa Định An, khoảng 13 km. Đây cũng là cuộc gọi cuối cùng từ sà lan, trong khi khu vực này có gió cấp 6, cấp 7.

Đến 15h ngày 13/12, tại vị trí cách hàng phao luồng cửa Định An (Bạc Liêu) khoảng 2km. Thời điểm đó 5 người có mặt trên sà lan đã mặc áo phao và nhảy xuống biển rồi trôi dạt cho đến khi được tìm thấy. Như vậy, đến chiều ngày 16/12 vẫn còn ba thuyền viên mất tích.

Tai nạn sà lan: cảnh báo và phương pháp phòng chống - ảnh 3

Hai thuyền viên đang được đưa về đảo Côn Đảo cấp cứu.

Xác định tính chất nguy cấp của vụ việc, Vietnam MRCC đã lập tức điều động tàu SAR 272 chạy từ Vũng Tàu để thực hiện tìm kiếm cứu nạn sà lan ĐN 0906. Cùng thời điểm này, tàu SAR 413 đang chốt chặn tại Hòn Chông – Kiên Giang cũng được lệnh chạy về cửa Cửa Định An tham gia tìm kiếm.

Tính đến sáng ngày 15/12 đã có 7 tàu (gồm tàu SAR 413 và SAR 272 của Vietnam MRCC; tàu BP 18.13.01 của Biên phòng Sóc Trăng; tàu BP 44.04.02 và tàu BP 44.07.01 của Biên phòng Bạc Liêu; và 02 tàu cá) tham gia tìm kiếm dưới sự chỉ huy hiện trường của tàu SAR 413.

Biện pháp phòng chống tai nạn lao động

Do đặc thù địa lý của Việt Nam nhiều sông ngòi, kênh rạch và bờ biển chạy dọc đất nước, chính vì vậy vận chuyển bằng sà lan đã trở thành một phương tiện hiệu quả không kém gì vận chuyển đường bộ trong nhiều năm nay.

Tuy nhiên, việc giám sát kỹ thuật các phương tiện này trước khi rời cảng còn khá lỏng lẻo và bị bỏ ngỏ. Những sự việc đáng tiếc vừa liệt kê ở trên cho thấy mức độ quan trọng của việc Bảo hộ an toàn lao động bằng phương tiện sà lan.

Để mang lại sự an toàn trong quá trình vận chuyển, các chủ phương tiện cần lưu ý kiểm tra các thông số kỹ thuật (đối với sà lan hiện đại) và kiểm tra các bộ phận kỹ thuật ( đối với sà lan đã cũ) trước khi cho sà lan lưu thông trên sông biển. Đối với các sà lan chở vật liệu xây dựng như gạch, cát, đá, bê tông, cần kiểm tra tải trọng sà lan để không vượt quá quy định. Ngoài ra cần huấn luyện cho các thuyền viên kỹ càng về các kỹ năng lao động trên sà lan bao gồm: kỹ năng phòng vệ bản thân, kỹ năng cứu hộ, cứu nạn. Đặc biệt, các sà lan tư nhân cần đăng ký phương tiện với cơ quan chức năng để hai bên có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác cứu hộ cứu nạn, kiểm soát tải trọng lưu thông trên sông nhằm giảm tình trạng rủi ro trong quá trình vận chuyển bằng đường thủy.


Thanh Vân


Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !