Suy thoái kinh tế làm chậm cuộc chiến chống rác thải nhựa của EU
Do tác động tài chính của đại dịch Covid-19, các công ty châu Âu không còn nghĩ đến việc bảo vệ môi trường và bắt đầu chuyển sang sử dụng nhựa tái chế.
Căng thẳng Nord Stream 2: Đức bị bỏ lại không có sự hỗ trợ của châu Âu?
Tờ Der Tagesspiegel của Đức viết, trong cuộc xung đột về dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” (Nord Stream 2), hành xử của Mỹ vi phạm luật pháp quốc tế với các biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ của mình.
Theo kênh truyền hình NTD, kế hoạch cấm một số sản phẩm nhựa dùng một lần của Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2021 cũng bị đe dọa, do ngày càng có nhiều nhà hàng và người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm dùng một lần vì ít nguy cơ lây nhiễm virus hơn.
Suy thoái kinh tế đe dọa làm chậm cuộc chiến của EU về rác thải nhựa. (Ảnh minh họa) |
Ông Carlos Bento giám đốc công ty Micronipol chuyên chế biến rác ở miền trung Bồ Đào Nha cho biết, do đại dịch Covid-19 công ty đã giảm 40% năng suất làm việc.
Được biết, Micronipol sản xuất polyethylene tái chế, sau đó được sử dụng để làm túi và chai. Các sản phẩm vẫn nằm chờ trong kho, vì khách hàng do kinh tế khó khăn nên không còn nghĩ đến việc bảo vệ môi trường. Họ sử dụng một chất thay thế rẻ hơn là nhựa hydrocacbon chưa tinh chế.
Khi các biện pháp kiểm dịch được áp dụng trên khắp thế giới, giá dầu đã giảm xuống mức thấp kỷ lục. Do đó, nhựa thông thường đã rẻ hơn nhựa tái chế, thậm chí còn có xu hướng giảm giá hơn nữa.
“Nếu chúng tôi không cạnh tranh, nếu chúng tôi thua lỗ, thì có hai lựa chọn: hoặc ai đó sẽ phải trợ cấp cho chúng tôi và chúng tôi có thể tiếp tục làm việc, hoặc chúng tôi sẽ phải đóng cửa nhà máy”, ông Bento cho biết.
Ngoài ra, một vấn đề tương tự mà các công ty tái chế rác thải trên khắp châu Âu cũng phải đối mặt đó là vào tháng trước, nhựa thông thường đã rẻ hơn nhựa tái chế 7%.
Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) đã kêu gọi đánh thuế để loại bỏ sự khác biệt về chi phí. Theo EEA, điều này đặc biệt quan trọng vì trong 20 năm tới, tiêu thụ nhựa dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 600 triệu tấn mỗi năm.
Trong khi đó, do đại dịch, kế hoạch cấm một số sản phẩm nhựa dùng một lần vào năm 2021 của EU cũng đang bị đe dọa. Hiện nay nhiều nhà hàng và người tiêu dùng đang sử dụng các sản phẩm dùng một lần vì ít nguy cơ lây nhiễm hơn. Số lượng khẩu trang và găng tay bị loại bỏ cũng ngày càng gia tăng.
Ông Sandra Silva, Giám đốc điều hành Amarsul cho biết: “Nếu chúng ta giữ những thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần thì chúng ta sẽ tụt lùi một bước và trong tương lai cần phải sửa chữa điều này”.
Châu Âu thải ra khoảng 26 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm. Chưa đến 30% được phân loại để tái chế. Các chuyên gia cho biết các mục tiêu xử lý rác thải nhựa hiện có đang bị đe dọa.
Trước đó, châu Âu cũng đã thúc đẩy thỏa thuận nhằm kiểm soát rác thải nhựa trong khu vực. Theo đó, Hà Lan, Pháp, Đan Mạch cùng chính phủ của 16 quốc gia thành viên EU và 66 tổ chức (doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ) đã phát động “Thỏa thuận châu Âu về nhựa”.
Thỏa thuận này nhằm kiểm soát việc sử dụng nhựa thông qua một nền kinh tế tuần hoàn, bằng cách giảm thiểu rác thải nhựa và sử dụng nhựa trong sản xuất, cũng như bằng việc tái chế nhiều hơn vật liệu này.
Từ nay tới năm 2025, các thành viên của liên minh công-tư này cam kết tất cả các bao bì nhựa và sản phẩm bằng nhựa sử dụng một lần được đưa ra thị trường theo hướng tái sử dụng hoặc được tái chế, giảm ít nhất 20% (về khối lượng) sản phẩm và bao bì bằng nhựa, tăng sử dụng nhựa tái chế trong các sản phẩm và bao bì mới. Cho tới nay, đã có 13 quốc gia thành viên EU ký kết thỏa thuận này, bao gồm Hà Lan, Pháp, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Italy, Đức, Tây Ban Nha, Litva, Hy Lạp, Slovenia, Thụy Điển, Phần Lan và Lettonia.
Thanh Bình (lược dịch)