Sức sống mới bên bờ vĩ tuyến 17

Đứng bên này nhìn qua bên kia dòng Bến Hải lấp loáng nắng trưa, phía bờ Bắc cánh đồng nuôi tôm với những máy sủi khí tung bọt trắng xóa, thật khó hình dung nơi đây từng là biểu tượng của những khắc khoải cách chia trong những năm tháng chiến tranh.

Địa đầu giới tuyến

Bến Hải còn có tên gọi khác là sông Minh Lương, dài chưa đầy 100km bắt nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ, chảy dọc vĩ tuyến 17 từ Tây - Đông, ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh của tỉnh Quảng Trị, rồi cuối cùng đổ ra biển Đông tại Cửa Tùng. Xưa kia trong hành trình thiên lý Bắc Nam, muốn qua lại dòng sông này chỉ có một cách là đi đò. Đến năm 1928 mới có cây cầu rộng 2m, đóng bằng cọc sắt, dành riêng cho người đi bộ bắc qua sông Bến Hải thuộc địa phận thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, còn nếu đi bằng xe bò, xe ngựa hoặc ô tô phải qua phà. Sau nhiều lần nâng cấp mở rộng, vào năm 1952, người ta xây lại cây cầu này hoành tráng hơn với chiều dài 178m, rộng 4m, trọng tải 18 tấn.

Sau Hiệp định Genève, sông Bến Hải trở thành giới tuyến quân sự tạm thời, để 2 năm sau tiến hành cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Nhưng cuộc tổng tuyển cử thống nhất đã không diễn ra và cây cầu Hiền Lương đã trở thành nơi chia cắt đất nước suốt 21 năm trời ròng rã; là biểu tượng của nỗi đau chia cắt Bắc - Nam nhưng cũng là nơi nuôi dưỡng khát vọng thống nhất non sông của cả dân tộc Việt Nam. Đã có hàng triệu người con ưu tú của Tổ quốc anh dũng ngã xuống để nối lại hai bờ Bến Hải, xóa nhòa ranh giới nơi vĩ tuyến 17 để nối lại non sông liền một dải. Biết bao nhiêu đau thương, tang tóc mà người dân đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải phải gánh chịu. Bao cảnh nhà ly tán, chồng Bắc, vợ Nam: “Cách một dòng sông mà đó thương đây nhớ - Cách một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa”.

Lễ thượng cờ thống nhất non sông tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Hiền Lương – Bến Hải.

Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị xúc động cho biết: Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải hiện là tên gọi cho cụm di tích ở hai bên bờ sông Bến Hải tại khu vực cầu Hiền Lương. Cụm di tích này đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2013. Lịch sử đã chọn Quảng Trị làm nơi đối đầu của một cuộc chiến tranh mang tầm vóc thời đại, một mất một còn. Nay cùng với cụm di tích cầu Hiền Lương và đôi bờ sông Bến Hải, hệ thống di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện Vĩnh Linh và huyện Gio Linh nổi tiếng của cả nước và thế giới đã và đang thu hút khách du lịch ngày càng nhiều. Trong đó, điển hình là các địa danh lịch sử: Địa đạo Vịnh Mốc, Cồn Tiên, Dốc Miếu, và các danh thắng đẹp như: Biển Cửa Tùng, Cửa Việt, rừng nguyên sinh Rú Lịnh...

Là địa chỉ đỏ của cách mạng, do đó Quảng Trị cũng là nơi có nhiều lễ, hội truyền thống cách mạng như: Liên hoan Tiếng hát Đường 9 xanh, Nhịp cầu xuyên Á, Thống nhất non sông, Huyền thoại Trường Sơn, Tri ân tháng 7 đã mở ra nhịp cầu giao lưu văn hóa, thu hút du lịch, đầu tư trên các lĩnh vực. Tháng 7/2018, Bộ VH-TT&DL cũng vừa có văn bản thống nhất với UBND tỉnh Quảng Trị về việc lập Dự án Chỉnh trang, phục chế các hạng mục bờ Nam thuộc Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích (bằng nguồn vốn hỗ trợ 15 tỷ đồng của TP Hải Phòng), nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ trẻ...

Bước chuyển mạnh mẽ

Chiến tranh đã lùi xa 43 năm, hiện cuộc sống người dân dọc Vĩ tuyến 17, đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải đã đổi thay. Bờ sông Bến Hải khu vực di tích đã được kè bêtông  trở thành một công viên văn hóa. Đứng ở bờ Nam, nhìn qua mặt nước Bến Hải lấp loáng nắng trưa, phía bờ Bắc cánh đồng nuôi tôm với những máy sủi khí tung bọt trắng xóa, thật khó hình dung những khắc khoải cách chia của hơn nửa thế kỷ trước.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Chính phấn khởi cho biết, cùng với người dân Vĩnh Linh, các huyện thị của tỉnh Quảng Trị bước ra khỏi chiến tranh từ hoang tàn đổ nát, mất mát, hy sinh lớn lao. Người dân Quảng Trị đã đoàn kết bắt tay ngay vào gây dựng lại từ đầu và từng bước hồi sinh quê hương. Cơ sở hạ tầng được xây dựng mới, chỉnh trang; những khu đô thị, những ngôi nhà cao tầng mọc lên khắp nơi, đã cho thấy sự thay da đổi thịt, vươn lên mạnh mẽ trên vùng đất thép - vốn được coi là “vùng đất chết” trong những ngày mưa bom bão đạn.

Tưng bừng lễ hội đua thuyền trên dòng Bến Hải đoạn chảy qua cầu Hiền Lương.

Theo ông Nguyễn Đức Chính, dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị năm 2017 đã có những chuyển biến tích cực, 22/22 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 2.398 tỷ đồng, bằng 100% dự toán địa phương và tăng 6% so với cùng kỳ năm 2016. Một số chỉ tiêu đạt được kết quả nổi bật, như: kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, sản xuất phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2017 đạt 17.781 tỷ đồng, tăng 7,02% so với năm 2016. GRDP bình quân đầu người đạt 39,24 triệu đồng, tăng 7,8% so với năm 2016.

Riêng trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tính đến hết năm 2017, Quảng Trị có 167 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính; 94/141 xã, phường, thị trấn và 9/10 huyện, thị xã, thành phố có báo đến trong ngày; Tổng số trạm thu phát sóng điện thoại di động đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là: 2.181 trạm (806 trạm 2G, 913 trạm 3G, 462 trạm 4G); Toàn tỉnh có 596.610 thuê bao điện thoại (thuê bao cố định là 15.800; thuê bao di động là 580.810), số thuê bao điện thoại phát triển mới trong 6 tháng đầu năm 2018 là 40.697 thuê bao. Về phát triển băng rộng, toàn tỉnh hiện có 67.000 thuê bao Internet, tăng 23,23% so với cùng thời điểm năm 2017.

Trong nội bộ từng ngành kinh tế, cơ cấu sản xuất của Quảng Trị cũng đang từng bước có sự thay đổi theo hướng tăng hàm lượng sử dụng công nghệ mới; sản xuất gắn với thị trường và khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng. Với lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế là đầu cầu của Hành lang kinh tế Đông -Tây về phía Việt Nam, đặc biệt từ khi cầu Hữu Nghị II nối Lào -Thái Lan được khánh thành, đánh dấu sự khai thông của tuyến hành lang này, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều nỗ lực góp phần thúc đẩy sự phát triển, biến hành lang giao thông thành hành lang kinh tế, hành lang công nghiệp để mở ra triển vọng cho phát triển kinh tế - xã hội.

Đặc biệt, trong chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi nhận, đánh giá: “Nói đến Quảng Trị bây giờ không chỉ là lửa, là thép, là khó khăn như những năm chiến tranh, mà nhiều năm qua địa phương đã phát triển mạnh mẽ, tươi đẹp hơn nhiều. Quảng Trị đã chuyển biến mạnh mẽ, quyết tâm bằng những việc làm cụ thể, hiệu quả”. Tổng Bí thư đồng tình với những phương án, nhiệm vụ trong thời gian tới của tỉnh Quảng Trị, nhưng yêu cầu phải phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của mình, thực hiện được mục tiêu đến năm 2020, xây dựng Quảng Trị trở thành tỉnh có mức phát triển trung bình của cả nước mà Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

Lê Dương

Xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số

Nhằm tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, “Sáng kiến công nghệ bao trùm” giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội công bằng và bền vững.

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Đang cập nhật dữ liệu !