Sữa ngoại phủ nhận "mua 1 bán 6": "Chỉ lãi 10.000 đồng/hộp sữa"

Đại diện Abbott Việt Nam khẳng định Abbott không hề có bảng khai giá hải quan nào "nhập 1 bán 6", chênh lệch giá nhập khẩu và giá bán lẻ các sản phẩm Abbott do Công ty 3A phân phối chỉ hơn 10.000 VND/sản phẩm/tùy loại.

“Tất cả các điều chỉnh về giá cho dòng sản phẩm dành cho trẻ em (0-6 tuổi) của Abbott luôn được đăng ký với Cục quản lý giá - Bộ Tài chính”. Đại diện hãng sữa Abbott tại Việt Nam khẳng định với Infonet xung quanh chuyện giá sữa tăng thả phanh bỏ mặc quyền lợi người tiêu dùng trong nước.

"Chúng tôi không “thổi" giá”

Theo một tài liệu khai báo hải quan, một hộp sữa Similac Gain số 2 dành cho trẻ từ 6 tháng tới 1 tuổi của hãng Abbott (Hoa Kỳ) loại 900 gr có giá bán tại thị trường trong nước là 460.000 đồng/hộp. Thế nhưng theo bảng giá sữa nhập các DN kê khai tờ khai hải quan lại chỉ từ 100.000 – 150.000 đồng/hộp (tương đương 5-7USD/hộp). Giá sữa nhập một mà bán ra thị trường bị “thổi phồng” gấp 5-6 lần gây cơn sóng bức xúc trong dư luận.

Bộ Tài chính cho rằng, sở dĩ mặt hàng sữa bị “thả nổi” từ đầu năm tới nay là do sự “thay tên đổi họ” theo quy định của Bộ Y tế.

Sữa ngoại phủ nhận
Bổ sung vào danh mục hàng hóa quản lý giá, giá sữa ngoại trên thị trường sẽ hết tăng "thả phanh"?

Tuy nhiên, khẳng định với Infonet, đại diện Công ty Abbott Laboratories S.A Vietnam (Abbott Việt Nam) cho rằng, không có chuyện giá sữa nhập khẩu chính thức của Abbott về Việt Nam qua nhà phân phối chính thức và duy nhất là Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A giá rẻ tới vậy.

Ông Đỗ Thái Vương – Giám đốc Đối ngoại Abbott Việt Nam khẳng định, không có chuyện DN này nhập khẩu giá thấp như vậy rồi sau đó lại “đẩy” giá bán trong nước lên cao. Những thông tin về sữa ngoại giá nhập chỉ 100.000 ngàn/hộp mà bán ra tăng 5-6 lần gây bức xúc dư luận gần đây, Abbott Việt Nam cho rằng, không phải là bảng khai giá nhập khẩu sản phẩm được phân phối bởi nhà phân phối chính thức và duy nhất của Abbott tại Việt Nam – Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A.

Đại diện Abbott ví dụ, giá một hộp Similac Newborn IQ của Abbott nhập về Việt Nam có giá 18,28 USD/hộp 900gr (chưa bao gồm 10% thuế VAT và 10% thuế nhập khẩu), tương đương 467.813 VND/hộp. 

Tuy nhiên ông Vương từ chối cung cấp bản khai giá nhập khẩu chính thức của 3A với lý do bí mật cạnh tranh.

Giá đăng ký với Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đối với sản phẩm này là 548.000 VND/hộp.  

Theo đại diện Abbott, hiện giá bán sản phẩm này trên thị trường hiện đang ở mức 478.000 VND/hộp, thấp hơn cả giá đã đăng ký với cơ quan điều hành giá.

So sánh hai mức giá này, vị đại diện Abbott Việt Nam nhấn mạnh, giữa giá nhập khẩu và giá bán trên thị trường các sản phẩm của Abbott do Công ty 3A phân phối không hề “ăn dày”, trung bình mức chênh chỉ hơn 10.000 VND/sản phẩm/tùy loại.

“Giá nhập khẩu sản phẩm của chúng tôi luôn tuân thủ quy trình khai báo với Cục Hải Quan, cũng như tất cả các điều chỉnh về giá cho dòng sản phẩm dành cho trẻ em (0-6 tuổi) luôn được đăng ký với Cục Quản lý Giá - Bộ Tài chính, mức giá các sản phẩm của chúng tôi đã được Cục Quản lý Giá – Bộ Tài chính ghi nhận”- Giám đốc đối ngoại Abbott Việt Nam nhấn mạnh thêm.

Lãnh đạo Abbott Việt Nam cũng khẳng định với Infonet, DN này hiện vẫn gửi báo cáo đăng ký giá về Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính). Sở dĩ cột đăng ký kê khai giá sữa bị trống là do DN đã thay đổi tên gọi sản phẩm theo quy định của Bộ Y tế. “Không thể nói DN không đăng ký giá mà chúng tôi vẫn thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, do tên gọi không phải sữa nên không thể kê khai giá ở cột sữa mà giá các mặt hàng này được DN kê khai ở cột dành cho sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng….”.

Giá sữa cùng loại tại các nước đắt hơn Việt Nam

Theo tìm hiểu của Infonet, giá sữa ngoại Cô gái Hà Lan (FrieslandCampina), Abbott, Enfa bán tại một số thị trường Singapore, Malaysia và Hồng Kông... cao hơn từ 10-50% so với giá sản phẩm cùng loại tại Việt Nam.

Đơn cử, tại Hồng Kông, dòng Similac Gain bước 2 của Abbott giá hiện ở mức 260 HKD/900gr , quy đổi tỷ giá tương đương 715.000 VND;

Tại Singapore giá bán khoảng 40,9 SGD/900gr , tương đương 690.000 VND. Còn giá bán tại thị trường trong nước đối với dòng sản phẩm này hiện ở mức 460.000 – 470.000 VND/900gr tùy đại lý.

Tại Singapore, dòng Friso Gold bước 2 của hãng FrieslandCampina giá bán là 43 SGD/900gr (tương đương 735.000 VND), tại Hồng Kông - 246 HKD/900gr tương đương 675.000 VND; trong khi cùng dòng sản phẩm này được FrieslandCampina nhập về Việt Nam bán với giá 435.000 VND/900gr.

EnfaPro bước 2 của Mead Johnson giá tại thị trường Hồng Kông là 294 HKD/900gr, tương đương 725.000 VND, gấp rưỡi so với mức giá 470.000 VND/900gr hiện đang bán trong nước.

Tại Malaysia, Abbott bước 2  giá bán lẻ khoảng 510.000 đồng/hộp. Nhỉn hơn tại Việt Nam khoảng 30.000 đồng/hộp.

Đáng nói, tại Hồng Kông mặt hàng sữa dành cho trẻ em không phải chịu thuế VAT và thuế nhập khẩu, cả 2 loại thuế này hiện là 0%. 

Sữa ngoại phủ nhận
Cùng chủng loại sữa, hãng sữa nhưng giá bán tại Hồng Kông cao hơn giá bán trong nước khoảng 1,5 lần

Vì vậy, giá sữa nhập nguyên hộp từ các nước khó lòng có giá vài chục ngàn đồng như tờ khai hải quan đang gây xôn xao dư luận. Nhiều ý kiến nghi ngờ nghiêng về việc liệu DN nhập khẩu có cố tình hạ thấp giá để trốn thuế?

"Bóp phanh" giá sữa

Câu chuyện giá sữa nhập ngoại tại Việt Nam cao bất thường không phải chỉ diễn ra gần đây. Giá bán lẻ trên thị trường Việt Nam cao gấp vài lần giá nhập khẩu đã nhiều lần được báo chí đề cập. Mỗi lần các DN sữa thông báo tăng giá là mỗi lần các ông bố, bà mẹ lại “đau đầu” vì giá sữa tăng đồng nghĩa ví tiền mua sữa cho con cũng vơi bớt.

Thực tế giá sữa tăng “thả phanh” thời gian qua khiến không ít người tiêu dùng chỉ biết nhìn ngao ngán. Giá sữa chỉ thấy tăng mà không giảm, cộng thêm “cú đòn” giá nhập 1 bán gấp 6 lần khiến người tiêu dùng chỉ biết “lắc đầu”.

Chia sẻ với Infonet, đại diện Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng cho rằng, “dù giải thích cách nào thì các hãng sữa đang ứng xử không công bằng với người tiêu dùng”.

Thường theo thông lệ thì một hãng phân phối chiếm 30% thị phần thì được coi là độc quyền, và hiện thị trường sữa Việt Nam đang bị chi phối bởi và phụ thuộc vào vài ba hãng sữa lớn. Mỗi năm các DN sữa ngoại đều công bố điều chỉnh giá 3- 4 lần mặc cho giá nguyên liệu thế giới tăng hay giảm. Chi phí hoa hồng cho đại lý, nhân viên y tế, tiếp thị, quảng cáo, lợi nhuận khổng lồ được các doanh nghiệp tính hết vào giá bán tới người tiêu dùng. “Họ nói vì quyền lợi người tiêu dùng, nhưng lấy hết cớ này cớ khác để tăng giá sữa thì quyền lợi khách hàng ở đâu?” – ông đặt câu hỏi.

Vị này cũng tỏ ý “trách” các cơ quan quản lý đã buông lỏng “quản” thị trường sữa, và chỉ vào cuộc khi báo chí lên tiếng. “Có đầy đủ công cụ điều hành giá trong tay nhưng giá sữa lúc nào cũng trong tình trạng nhảy múa, mọi thiệt hại về giá người tiêu dùng gánh chịu hết”- ông bức xúc.

Trong công văn giải trình về quản lý giá thị trường sữa của Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ngày 19/9, Bộ Tài chính cho rằng, các sản phẩm trước đây được ghi là sữa đều thuộc danh mục bình ổn giá và phải đăng ký giá tại Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính. Nhưng với việc Bộ Y tế ban hành quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa, sản phẩm dinh dưỡng, hầu hết các mặt hàng được đổi sang tên mới và được loại khỏi danh mục mặt hàng bình ổn giá theo như quy định của Luật Giá.

Trước tình trạng trên, Bộ Tài chính đã ba lần có công văn gửi Bộ Y tế về việc phân loại các sản phẩm sữa và về việc tên gọi mặt hàng sữa, các sản phẩm từ sữa gửi một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối mặt hàng sữa, đề nghị cung cấp danh sách tên mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới sáu tuổi và các sản phẩm dinh dưỡng.

Trong báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Tài chính cũng đề xuất phương án “Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính để quy định cụ thể đối với các sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm dinh dưỡng công thức, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng công thức (trước đây là sữa) xem xét việc kê khai giá đối với những sản phẩm này.  Đồng thời, nếu các sản phẩm trên thực chất là sữa hoặc có công dụng như sữa, Bộ Tài chính đề xuất Bộ Y tế cần trình Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ sung vào danh mục bình ổn giá thực hiện biện pháp theo quy định của Luật Giá để bảo vệ người tiêu dùng, nhất là trẻ em.

Như vậy là với cách thống nhất này, dù sản phẩm sữa có bị gọi theo đủ loại tên đăng ký là sữa hay thực phẩm bổ sung dinh dưỡng… thì từ nay đã được “định vị” là vẫn phải kê khai giá đúng theo luật định.

Chưa biết sau quá trình “ngồi lại bàn bạc để đi đến thống nhất” giữa các bộ liên quan bàn giải pháp “quản” thị trường sữa kết quả ra sao, tình trạng thả phanh giá sữa liệu có cách gì “tuýt còi” ngăn chặn hiệu quả?

Không còn sản phẩm nào là “sữa”

Theo Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) ngày 7/8/2013, cơ quan này đã có công văn gửi các doanh nghiệp yêu cầu các đơn vin này cung cấp danh mục sản phẩm sữa, các sản phẩm thức ăn công thức, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng... dành cho trẻ em dưới 6 tuổi đã được Bộ Y tế cấp chứng nhận mà hiện nay đơn vị đang sản xuất, kinh doanh, phân phối.

17/18 doanh nghiệp đã gửi báo cáo về cơ quan giá. Kết quả là các doanh nghiệp đều cho biết, theo quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa, sản phẩm dinh dưỡng của Bộ Y tế thì hiện nay không còn sản phẩm nào (theo giấy phép chứng nhận của bộ Y tế) có tên là sữa bột dành cho trẻ em dưới sáu tuổi. Tên được chính thức sử dụng trên nhãn mác sản phẩm là sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm dinh dưỡng công thức, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng công thức. 

Nguyễn Hoài

Khu đô thị Sun Group đón đầu làn sóng an cư mới ở Hà Nam

Sun Urban City Phủ Lý (Hà Nam) là một trong những dự án đô thị tiên phong kiến tạo không gian sống trong lành, thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối thuận tiện.

SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

Nhằm tiếp lửa đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay đưa cổ động viên và gia đình các cầu thủ sang Thái Lan sát cánh cùng đội tuyển.

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.