Sự cố giáo viên dạy online: 'Nóng giận mất khôn' và bài học kiềm chế cảm xúc

Năm học mới bắt đầu bằng những tiết học giảng dạy trực tuyến. Thế nhưng liên tiếp các sự cố xảy ra khiến chúng ta phải nhìn nhận rằng không chỉ học sinh mà cả giảng viên cũng cần chuẩn bị tâm thế tốt.

Ngày 17/9, một đoạn clip được lan truyền trên mạng xã hội vì tình huống giảng viên đuổi sinh viên ra khỏi lớp học online sau khi sinh viên nhờ thầy giảng lại vì mưa to không nghe rõ.

Đại diện Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã xác nhận sự việc trên xảy ra trong một lớp học trực tuyến khoa Điện-điện tử của trường. Theo đó, mục đích ban đầu của giảng viên là nhắc nhở sinh viên học tập trung hơn nhưng do không kiềm chế được cảm xúc nên đã có lớn tiếng với sinh viên. Nhận thấy không phù hợp, giảng viên sau đó đã cho sinh viên vào lớp tiếp tục học.

{keywords}
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM

Sau sự việc, giảng viên đã xin lỗi về việc dùng ngôn từ chưa phù hợp với sinh viên và hứa sẽ sử dụng phương pháp mềm dẻo hơn trong việc giảng dạy môn học. Giảng viên cũng bày tỏ sự đáng tiếc vì việc này gây ảnh hưởng đến mọi người. Bên cạnh đó, sinh viên cũng có nhiều chia sẻ cùng giảng viên và hứa tập trung hơn trong giờ học.

Không chỉ vụ việc trên, mấy ngày qua trên mạng xã hội tiếp tục xuất hiện đoạn ghi âm lời lẽ của cô giáo Y. (dạy văn cấp 3 ở Quảng Trị) xúc phạm học sinh trong giờ học online bằng những lời khó nghe như 'quái thai tâm hồn'.

Theo tường trình của cô Y. thì trong khi cô đang giảng bài thì em G. có lời lẽ tục tĩu, hỗn láo với cô khiến cô bức xúc. Do không giữ được bình tĩnh nên cô giáo phát ngôn thiếu chuẩn mực như clip phát tán trên mạng.

Cô Y. cho biết mình có kinh nghiệm 26 năm trong nghề nhưng lần này cô đã "giận quá mất khôn" và thừa nhận dù là lỗi của học sinh đi nữa thì cách xử lý của cô như thực tế diễn ra là hoàn toàn sai.

{keywords}
Ảnh minh họa

Nói về những sự cố đang tiếc trong giờ học online trên, cô Nguyễn Phương Chi – nguyên giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội 2 cho rằng, người đã chọn nghề sư phạm thì bản thân buộc phải rèn luyện nhân cách. Giáo viên là người dạy cho học trò bằng nhân cách của mình, làm gương về hành vi ứng xử cho đứa trẻ nên không thể nói vì áp lực mà xúc phạm học sinh.

“Giáo viên phải luôn nhớ mình là nhà mô phạm, không có bất kỳ lý do nào có thể ngụy biện cho việc chửi mắng học sinh, xúc phạm thậm tệ các em. Giáo viên còn dùng những lời tục tĩu thì hỏi rằng dạy được ai?

Tất nhiên, nói đi cũng phải nói lại bản thân giáo viên hiện nay có quá nhiều áp lực. Để tránh việc áp lực nghề nghiệp tạo nên những lời nói khó nghe, giáo viên cần phải được trang bị kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kiềm chế cảm xúc bằng những giới hạn của mình.

Thay vì tức giận, dùng những lờii nói khó nghe thì giáo viên hãy cảnh báo đến học sinh sự không hài lòng của mình và báo hiệu cho các em hậu quả khi vượt qua giới hạn.

Nếu trên lớp không kiềm chế được cảm xúc vì thái độ của học sinh thì giáo viên nên chuyển mối quan tâm sang việc khác như giảng sang phần khác, tạm quên đi học sinh làm mình khó chịu và cảnh báo các em”, cô Nguyễn Phương Chi bày cách giúp giáo viên kiểm soát sự nóng giận.

Cô Phương Chi nhấn mạnh rằng, nếu giáo viên gặp những hành vi vi phạm vượt qua giới hạn cho phép của một học sinh, ví dụ học sinh nói tục, thái độ ngỗ ngược,... thì giáo viên vẫn cần bình tĩnh để xử lý vấn đề theo hướng dùng những kỷ luật tích cực chứ tuyệt đối không xúc phạm hay dùng bạo lực để xử lý.

Tất nhiên, bình tĩnh không có nghĩa là nhún nhường và cho phép học sinh tiếp tục hành vi sai lầm. Lúc này, giáo viên nên xử lý vấn đề riêng với đối tượng học sinh vi phạm, tránh để hành vi xấu lan rộng đến những học sinh khác.

Kỷ luật tích cực giúp học sinh nhận thức về hành vi của mình, nhìn nhận được về tinh thần trách nhiệm của bản thân, cho các em thấy những kỳ vọng với hành vi tích cực. Các em cũng sẽ nhìn thấy được những hệ quả từ những việc làm, hành động của bản thân.

Hoàng Thanh

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !