Su-57 của Nga là máy bay chiến đấu tàng hình tụt hậu nhất thế giới?

Theo 19FortyFive, tiêm kích Su-57 của Nga được gọi là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, vì nó xếp sau các máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor, F-35 Lightning II và J-20.

“Khi cả 3 quốc gia (Trung Quốc, Mỹ và Nga) đều cố gắng độc chiếm thị trường xuất khẩu trên thế giới thì F-35 và J-20 đang bỏ xa Su-57 về những gì người tiêu dùng đang tìm kiếm một máy bay chiến đấu tuyệt vời tiếp theo”, ấn phẩm của Mỹ nhận định.

19FortyFive cho biết, Su-57 vẫn chưa nhận được tên lửa siêu thanh, mà chỉ đang được thử nghiệm với “mô hình kích thước đầy đủ chức năng”.

Một vấn đề khác của tiêm kích Nga là thiếu động cơ giai đoạn hai, “không chỉ hạn chế hiệu suất của Su-57 mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tàng hình”, cũng như thực tế là hệ thống điện tử hàng không của Su-57 kém hơn F-35 Lightning II.

{keywords}
Su-57 (còn gọi là PAK FA, tên thử nghiệm là T-50) là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 được thiết kế để tiêu diệt mọi loại mục tiêu trên không, trên bộ và trên biển. (Ảnh: Creative Commons)

“Mặc dù F-22 và F-35 vẫn dẫn trước Su-57 về khả năng tàng hình và hệ thống điện tử hàng không, nhưng nó vẫn là một máy bay đáng gờm khó có thể được gọi là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm”, 19FortyFive kết luận.

Vào tháng 12/2021, Tư lệnh Quân khu phía Đông, Đại tướng Alexander Chaiko thông báo, những chiếc Su-57 đầu tiên sẽ gia nhập Quân khu phía Đông vào năm 2022.

“Việc tái trang bị cho Quân khu phía Đông sẽ được tiếp tục trong năm tới. Đặc biệt, theo kế hoạch sẽ tiếp nhận một lữ đoàn hiện đại hóa hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander, hệ thống tên lửa phóng loạt Tornado-S, trực thăng tấn công Mi-28NM và những máy bay chiến đấu Su-57”, ông Chaiko nói với các phóng viên trong cuộc họp tổng kết ban lãnh đạo chuyên trách của Bộ Quốc phòng Nga.

Trước đó, Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng Nga đăng tải nhiều thông tin liên quan tới đặc điểm kỹ-chiến thuật của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 phiên bản xuất khẩu Su-57E.

Theo Chủ tịch Viện Tên lửa và pháo binh Nga, Konstantin Sivkov, dù có hình dạng tương đồng với phiên bản Su-57 tiêu chuẩn, nhưng phiên bản xuất khẩu của dòng máy bay thế hệ 5 này có nhiều khác biệt. Điểm khác biệt chính của Su-57E nằm ở việc các hệ thống vũ khí, trang bị điện tử trên khoang có nhiều cắt giảm chức năng so với phiên bản trang bị cho Không quân Nga.

Phiên bản Su-57E sẽ không được trang bị các dòng tên lửa không đối không tầm siêu xa R-37 và KS-172. Các chế độ hoạt động của hệ thống điện tử trên khoang sẽ có nhiều khác biệt đáng kể theo hướng cắt bớt một số tính năng so với phiên bản Su-57 cơ sở. Cùng với đó, Su-57E cũng có nhiều điểm khác biệt về chế độ hoạt động và khả năng kết hợp giữa phi công và máy bay.

Su-57 là tiêm kích tàng hình thế hệ 5 được Nga phát triển để cạnh tranh với đối thủ của Mỹ và phương Tây như F-22, F-35. Điểm mạnh của Su-57 không chỉ nằm ở khả năng tàng hình, mà còn là các công nghệ hàng không tiên tiến nhất của Nga hiện nay như radar mảng định pha chủ động (AESA), hệ thống hỗ trợ phi công ePilot, cũng như hàng loạt cảm biến và vũ khí hàng không hiện đại…

Thanh Bình (lược dịch)

Máy bay chiến đấu nào của Nga nguy hiểm nhất châu Âu?

Máy bay chiến đấu nào của Nga nguy hiểm nhất châu Âu?

Military Watch đưa tin, máy bay chiến đấu Su-30SM do Nga sản xuất mới đây đã lọt vào top các loại máy bay chiến đấu nguy hiểm nhất ở châu Âu.

Chiến thuật mới của Nga nhằm bảo vệ cầu Crưm khỏi xuồng cảm tử Ukraine

Nga đang triển khai hàng loạt radar cỡ nhỏ và lắp đặt hệ thống tác chiến lên tàu chiến để bảo vệ cầu Crưm khỏi các cuộc tập kích bằng xuồng cảm tử (USV) của Ukraine.

Tình báo Mỹ thừa nhận khó theo dõi vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus

Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, nước này khó có thể theo dõi các vũ khí mà Nga đã chuyển tới Belarus, kể cả có hình ảnh vệ tinh.

Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, cầu Crưm là mục tiêu tấn công của Ukraine.

Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện việc phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải lúc 4h sáng 22/7 (giờ địa phương).

Vụ lính Mỹ từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên diễn ra thế nào?

Washington đang cố gắng xác định số phận của binh nhì Travis T. King, lính Mỹ đã từ Hàn Quốc vượt biên trái phép sang Triều Tiên ngày 18/7.

Khoảnh khắc tên lửa HIMARS bắn cháy pháo tự hành Nga ở Ukraine

Chỉ với một quả tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), cỗ pháo tự hành 2S5 Giatsint-S của Nga đã bị phá hủy nhanh chóng.

Triều Tiên dọa đáp trả bằng hạt nhân khi Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam cảnh báo, việc triển khai vũ khí của Mỹ như tàu sân bay, máy bay ném bom hay tàu ngầm tên lửa ở Hàn Quốc có thể rơi vào các điều kiện pháp lý cho phép Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân.

Hình ảnh Nga và Trung Quốc tập trận chung trên biển và trên không

Nga và Trung Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận chung trên biển và trên không mang tên "Phương Bắc/Tương tác - 2023". Cuộc diễn tập kéo dài từ 20-23/7.

Nga nói không tấn công tàu dân sự, lãnh sự quán Trung Quốc ở Ukraine bị hư hại

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov ngày 20/7 cho biết, Nga không có ý định nhắm mục tiêu vào các tàu dân sự ở Biển Đen.

Nga tiếp tục tấn công trả đũa Ukraine, Kiev sử dụng đạn chùm

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công các mục tiêu ở Ukraine để đáp trả vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào cầu Crưm hồi đầu tuần này.

Đang cập nhật dữ liệu !