Chảy máu mũi ồ ạt, truyền 7 đơn vị tiểu cầu mới thoát chết vì căn bệnh đang vào đỉnh

Dù đã cắt cơn sốt nhưng đầu của Lềnh đau như búa bổ. Đến viện, anh bất ngờ bị chảy máu mũi ồ ạt không thể cầm máu bằng phương pháp thông thường.

Hoàng A Lềnh (36 tuổi, Hà Giang) là một trong số những bệnh nhân nặng do mắc sốt xuất huyết đang điều trị tại khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện E Trung ương.

Trước khi nhập viện Lềnh sốt 3 ngày, uống hạ sốt có giảm nhưng khi cắt cơn sốt thì đầu anh lại đau dữ dội. Không chịu được, anh đến viện khám.

Đáng sợ hơn, tại bệnh viện, bất ngờ mũi anh ộc máu không thể cầm bằng phương pháp thông thường. Các bác sĩ nhanh chóng phải nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ khoa Tai Mũi Họng mới giúp bệnh nhân thoát khỏi “cửa tử”.

Sau khi làm các xét nghiệm, Lềnh được kết luận mắc sốt xuất huyết. Chàng trai người dân tộc này cho biết không thể tin được mình lại mắc bệnh sốt xuất huyết vì ở chung phòng anh thì 3 người khác không ai bị  giống như anh. Đây cũng là lần đầu tiên nam thanh niên này bị sốt xuất huyết.

BS. Nguyễn Thị Thanh, khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện E cho biết, hiện số bệnh nhân nhập viện điều trị do sốt xuất huyến đang chiếm chủ yếu so với tổng số bệnh nhân trong khoa.

Trong số này, Lềnh là trường hợp rất nặng, nguy hiểm đến tính mạng khi nhập viện vì có tình trạng chảy máu ồ ạt không cầm được bằng biện pháp thông thường.

Gia tăng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (Ảnh chụp tại BV Thanh Nhàn) 

Là bác sĩ trực tiếp điều trị cho Lềnh, BS Thanh cho biết, sau khi có triệu chứng 3-4 ngày bệnh nhân vào viện khi đó dù sốt giảm nhưng tiểu cầu tụt xuống còn 13. Bệnh nhân được truyền 1 đơn vị tiểu cầu nhưng số tiểu cầu trong máu không tăng lên mà tiếp tục giảm.

“Cùng với tình trạng giảm tiểu cầu, bệnh nhân bất ngờ bị chảy máu mũi ồ ạt, không thể cầm máu được. Chúng tôi phải nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ tai mũi họng, tiến hành nhét meche mũi (giống như miếng gạc nhét mũi) cho bệnh nhân. Sau khi nhép meche thì tiểu cầu vẫn tiếp tục giảm, sau đó 2 ngày phải truyền thêm 6 đơn vị tiểu cầu thì bệnh nhân mới ổn định về chỉ số máu”, bác sĩ Thanh chia sẻ.

Theo thông tin từ bác sĩ Thanh, hiện bệnh nhân vẫn chảy máu nhưng số lượng giảm hơn và có thể rút meche trong một hai ngày tới, không có gì thay đổi bệnh nhân có thể xuất viện vào đầu tuần tới.

Ths. BS Vũ Mạnh Cường, Phụ trách khoa Bệnh Nhiệt đới cho biết, đây là trường hợp mắc sốt xuất huyết nặng nhất từ đầu mùa dịch (năm 2022) đến nay. Rất may khi chảy máu ồ ạt, bệnh nhân đã có mặt ở viện nên việc xử lý được đảm bảo, nếu không nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe là hoàn toàn có thể xảy ra.

BS Cường nhấn mạnh, sốt xuất huyết thường xuất hiện triệu chứng nặng như xuất huyết tiêu hóa, chảy máu mũi, chân răng hoặc ra máu âm đạo ở phụ nữ từ ngày thứ 3 sau bệnh, vì thế rất nhiều trường hợp chủ quan.

Hiện dịch sốt xuất huyết đang có diễn biến phức tạp, số ca nhập viện tăng gấp 2 lần so với năm trước. Mùa dịch năm nay cũng là chu kỳ sốt xuất huyết quay lại đỉnh dịch (5 năm 1 lần) vì thế, người dân tuyệt đối không chủ quan trong phòng bệnh.

Do đó, BS Cường khuyến cáo khi thấy cơ thể mệt mỏi, đau đầu, sốt thì cần đi viện kiểm tra loại trừ sốt xuất huyết, không tự sử dụng thuốc.

“Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết thường có tiểu cầu thấp, như trường hợp trên tiểu cầu xuống đến 13G/L, kèm chảy máu mũi khó cầu là rất nguy hiểm. Thông thường nếu tiểu cầu xuống đến dưới 50 G/L, kèm theo dấu hiệu xuất huyết niêm mạc thì đã có chỉ định truyền tiểu cầu. Trường hợp bệnh nhân có tiểu cầu giảm xuống đếm dưới 5 G/L, mặc dù chưa có dấu hiệu xuất huyết thì cũng có chỉ định truyền tiểu cầu để dự phòng nguy cơ chảy máu”, bác sĩ Cường nhấn mạnh.

Để phòng bệnh sốt xuất huyết, PGĐ phụ trách CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho rằng mỗi người dân, mỗi hộ gia đình cần chủ động dọn sạch trong nhà mình, làm sạch cảnh quan môi trường xung quanh, nơi công cộng, đường làng ngõ xóm, không có dụng cụ chứa nước, không có ổ bọ gậy, không có muỗi thì không có dịch bệnh sốt xuất huyết.

“Đơn giản, mỗi ngày, mỗi người chỉ cần bỏ ra 5-10 phút chủ động loại trừ ổ bọ gậy, cũng như tất cả dụng cụ trong nhà, các phế thải không dùng đến cần thu gom, tiêu hủy; dụng cụ dùng chứa nước cần cất không để nước ứ dọng; bể chứa nước cần có nắp đậy kín và thường xuyên thả cá vào bồn nước và các dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng, bọ gậy; phế thải ngoài vườn, nơi công cộng như lốp xe, vỏ hộp nhựa, túi bóng... cần thu gom xử lý triệt để”, ông Khổng Minh Tuấn hướng dẫn.

Bên cạnh việc “loại trừ ổ bọ gậy” sẽ duy trì được bền vững phòng chống sốt xuất huyết, theo ông Tuấn, người dân cần phải ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.  

N. Huyền 

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !