Hà Nội có 80 ổ dịch sốt xuất huyết, chăm sóc dinh dưỡng người bệnh thế nào?

Chế độ dinh dưỡng đóng đóng vai trò quan trọng giúp người mắc sốt xuất huyết nhanh chóng phục hồi sức khoẻ, giảm nguy cơ biến chứng.

Thêm 37 ổ dịch mới, số ca mắc tăng 46,3% so với tuần trước 

Dịch sốt xuất huyết tại Miền Bắc nói chung trong đó có Hà Nội nói riêng đang diễn biến phức tạp. Thống kê của CDC Hà Nội cho thấy, trong tuần qua Thủ đô ghi nhận 547 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 46,3% so với tuần trước (374).

Bệnh nhân ghi nhận tại 29 quận/huyện. Trong đó các quận huyện có số ca mắc sốt xuất huyết nhiều bao gồm: Đan Phượng (74), Thanh Oai (44), Bắc Từ Liêm (41), Thanh Trì (36), Hà Đông (34), Cầu Giấy (33).

Ngoài những điểm nóng trên, trong tuần Hà Nội cũng ghi nhận thêm 37 ổ dịch mới: Bắc Từ Liêm (10), Thanh Oai (6), Hai Bà Trưng (3), Hoài Đức (3), Đông Anh (2), Long Biên (2), Tây Hồ (2), Thanh Xuân (2), Thường Tín (2), Chương Mỹ (1), Gia Lâm (1), Hoàng Mai (1), Mỹ Đức (1), Thanh Trì (1).

Cán bộ y tế hướng dẫn người dân phòng chống sốt xuất huyết 

Cộng dồn trong năm 2022, trên địa bàn Thủ đô đã có 2.263 ca mắc sốt xuất huyết và 3 ca tử vong. Số mắc tăng gấp 3,7 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2021 (600 ca mắc, 0 ca tử vong). 

Từ đầu năm đến nay, TP đã ghi nhận 240 ổ dịch tại 27 quận, huyện.

Hiện tại Hà Nội còn 80 ổ dịch đang hoạt động, cụ thể tại: Bắc Từ Liêm (14), Thanh Oai (9), Hoài Đức (6), Đống Đa (5), Hai Bà Trưng (5), Hà Đông (5), Thường Tín (5), Tây Hồ (4), Thanh Trì (4), Đông Anh (3), Đan Phượng (3), Phú Xuyên (3), Mê Linh (2), Phúc Thọ (2), Thanh Xuân (2), Hoàng Mai (2), Long Biên (2), Mỹ Đức (1), Gia Lâm (1), Nam Từ  Liêm (1), Chương Mỹ (1).

Đáng chú ý, theo nhận định của CDC Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do đang trong cao điểm mùa dịch. Để kiểm soát dịch sốt xuất huyết, CDC Hà Nội sẽ tăng cường giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, các khu vực nguy cơ cao và ổ dịch cũ.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, BS Nguyễn Trung Cấp, PGĐ Bệnh viện cho biết, bệnh viện đang điều trị cho khoảng 40 bệnh nhân sốt xuất huyết, trong đó nhiều ca chuyển biến nặng, kể cả đối với người trẻ, không có bệnh lý nền.

Đáng lưu ý, có rất nhiều bệnh nhân do chủ quan không nghĩ mình bị sốt xuất huyết nên đến viện ở ngày thứ 4-5 khi đã có những triệu chứng sốt với tình trạng khá nặng như sốc, choáng, chảy máu…

Trước thực trạng này bác sĩ khuyến cáo người dân cần cẩn trọng khi có triệu chứng sốt.

Bổ sung thêm, BSCK I Dương Ngọc Vân, Bệnh viện Medlatec cho rằng, bệnh sốt xuất huyết cũng tương tự như các bệnh lý thông thường do virus gây ra khác, nhưng triệu chứng có chút khác biệt.

Đầu tiên, bệnh nhân sẽ thấy bị nhức đầu, đau toàn thân, hốc mắt sưng đau. Sau đó, sốt cao, đau bụng, phát ban, phân đen, chảy máu cam, da đỏ, cơ thể mệt mỏi,...

Người bệnh có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không may bị sốt xuất huyết. Do đó, nếu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết cần đi khám sớm để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán bệnh.

Bệnh nhân sốt xuất huyết ăn gì để nhanh hồi phục?

Sốt xuất huyết hiện nay vẫn là căn bệnh vẫn chưa có vaccin phòng bệnh. Vì vậy chế độ dinh dưỡng đóng đóng vai trò vô cùng thiết yếu trong việc giúp người bệnh giảm nguy cơ biến chứng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe và tăng cường miễn dịch.

Theo đó, BS  Ngọc Vân đưa ra gợi ý một số món ăn giúp bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nhanh phục hồi bao gồm: cháo, súp; rau xanh; trái cây tươi; nước dừa; thực phẩm giàu đạm.

Bởi việc ăn những thức ăn lỏng như súp và cháo giúp người bệnh dễ tiêu thụ vì dễ tiêu hóa và dễ nuốt. Ngoài ra, súp hoặc cháo cũng có tác dụng cung cấp nhiều nước cho cơ thể và giúp bệnh nhân bổ sung thêm nhiều năng lượng.

Với hoa quả, BS Vân cũng lưu ý người mắc sốt xuất huyết nên chọn các loại quả có múi và chứa nhiều vitamin C. Đây là những loại quả rất có lợi cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Không những có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, mà việc bổ sung trái cây còn giúp bệnh nhân cung cấp thêm lượng nước có trong trái cây, kích thích vị giác giúp bệnh nhanh khỏi. Một vài loại hoa quả có lợi cho bệnh như: kiwi, lựu, cam, đu đủ,…

Đặc biệt, người mắc sốt xuất huyết cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất đạm, như: trứng, sữa và chế phẩm từ sữa,... Ngoài ra, thịt gà và cá cũng là một loại thực phẩm cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết và có lợi cho bệnh nhân.

BS Ngọc Vân cũng lưu ý ngoài những thực phẩm nên bổ sung ở trên,  người bị sốt xuất huyết không ăn đồ dầu mỡ, nhiều chất béo; đồ cay nóng; đồ uống có ga, chứa caffeine; Thực phẩm có màu đỏ, màu đen hoặc đậm màu

Các loại thức ăn màu đậm như máu hay các rau quả có màu đỏ như thanh long đỏ, cà chua, củ dền,… thì tuyệt đối không được đụng đũa bởi sẽ dẫn đến tình trạng khó phân biệt bệnh nhân bị xuất huyết hay do ăn thức ăn gây khó khăn cho quá trình chẩn đoán, điều trị.

N. Huyền 

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !