PGĐ Bệnh viện Covid-19 chia sẻ về thời gian phục hồi của F0 sau khi khỏi Covid-19

Trước ám ảnh về hậu Covid-19, nhiều người đã nhanh chóng lên mạng tìm kiếm các đơn thuốc về uống để làm thế nào không bị hậu Covid-19 dẫn tới biến chứng.

PGS Hoàng Bùi Hải – Phó Giám đốc BV Covid-19 Hà Nội, trưởng khoa Cấp cứu – Hồi sức – BV Đại học Y Hà Nội cho biết hậu Covid-19 bao gồm một loạt các triệu chứng (thể chất và tinh thần) phát triển trong hoặc sau Covid-19, tiếp tục kéo dài từ 2 tháng và không được giải thích bằng chẩn đoán khác.
 
Theo PGS Hải, hậu Covid-19 người bệnh có thể biểu hiện ở một hay nhiều các đặc điểm sau:

1. Các triệu chứng cơ thể dai dẳng ít gặp hơn bao gồm mất ngủ, đau khớp, đau đầu, viêm mũi, rối loạn tiêu hóa, kém ăn, chóng mặt (tư thế, nhịp tim nhanh tư thế hoặc chóng mặt), đau cơ, rụng tóc, đổ mồ hôi và tiêu chảy.

Một số triệu chứng hết nhanh hơn những triệu chứng khác. Ví dụ, sốt, ớn lạnh và các triệu chứng khứu giác/tiết dịch thường hết trong vòng 2 - 4 tuần, trong khi mệt mỏi, khó thở, tức ngực, suy giảm nhận thức và ảnh hưởng tâm lý có thể kéo dài trong nhiều tháng (từ 2 đến 12 tháng).

2. Mệt mỏi, suy nhược và kém sức chịu đựng (13-87%): mệt mỏi là triệu chứng phổ biến nhất mà bệnh nhân gặp phải dù có phải nhập viện hay không. Mặc dù tình trạng mệt mỏi thuyên giảm ở hầu hết bệnh nhân, nó có thể rất sâu và kéo dài trong 3 tháng hoặc lâu hơn, đặc biệt là ở những người sống sót sau nằm hồi sức tích cực.

3. Khó thở (10-71%): có thể kéo dài, kết thúc chậm ở hầu hết bệnh nhân trong 2 - 3 tháng, đôi khi lâu hơn (12 tháng).

4. Ho mạn tính (17-34%): trong một số nghiên cứu, nhiều bệnh nhân bị ho dai dẳng từ 2 - 3 tuần sau các triệu chứng ban đầu. Đa số bệnh nhân khỏi ho sau 3 tháng và hiếm khi kéo dài sau 12 tháng.

5. Khó chịu ở ngực: cảm giác khó chịu ở ngực là phổ biến và có thể hết chậm. Khó chịu ở ngực vẫn tồn tại ở 12 - 22 % bệnh nhân khoảng 2 - 3 tháng sau khi nhiễm Covid-19 cấp tính, hiếm khi lâu hơn.

6. Thay đổi vị giác và khứu giác: Một số nghiên cứu đã kiểm tra sự phục hồi của các triệu chứng khứu giác và nôn mửa ở bệnh nhân Covid-19. Đa số phục hồi hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn sau 1 tháng sau khi bị bệnh cấp tính, mặc dù trong một số nghiên cứu, các triệu chứng này vẫn tồn tại lâu hơn. Bệnh nhân bị hạ natri máu và bệnh nhân nam có thể hồi phục nhanh hơn so với những người bị thiếu máu hoặc là nữ.

{keywords}
Ảnh minh hoạ. 

7. Các triệu chứng về nhận thức thần kinh - Dữ liệu cho thấy các vấn đề về tập trung và trí nhớ vẫn tồn tại trong 6 tuần hoặc hơn ở bệnh nhân Covid-19 sau khi xuất viện.

8. Tâm lý - Các nghiên cứu quan sát báo cáo rằng các triệu chứng tâm lý (ví dụ: lo âu, trầm cảm, rối loạn stress sau sang chấn) thường gặp sau khi nhiễm Covid-19 cấp tính, trong đó lo lắng là phổ biến nhất. Nói chung, các triệu chứng tâm lý cải thiện theo thời gian nhưng có thể tồn tại hơn 6 tháng đối với một nhóm nhỏ những người sống sót. Những người nhập viện có nguy cơ mắc các triệu chứng tâm lý dai dẳng hơn.

9. Trong các nghiên cứu khác, gần một nửa số người sống sót sau Covid-19 cho biết chất lượng cuộc sống trở nên tồi tệ hơn, 22% mắc chứng lo âu/trầm cảm, và 23% bệnh nhân được phát hiện có các triệu chứng tâm lý dai dẳng sau 3 tháng.

10. Một số ít các báo cáo ở trẻ em, các triệu chứng được báo cáo thường xuyên nhất là mệt mỏi (3%) và kém tập trung (2%).
 
PGS Hải cho biết thời gian để giải quyết triệu chứng phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ mắc bệnh trước đó cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh cấp tính và các triệu chứng mà bệnh nhân trải qua.

Một đợt hồi phục dài hơn ở những bệnh nhân cần nhập viện, những bệnh nhân lớn tuổi với các bệnh nền, những bệnh nhân đã trải qua các biến chứng y khoa (ví dụ: viêm phổi do vi khuẩn bội nhiễm, huyết khối tĩnh mạch) và những bệnh nhân phải nằm viện hoặc hồi sức tích cực kéo dài.

Bệnh nhân nhập viện covid-19 trung bình đến nặng có các triệu chứng trong ít nhất 2 tháng và thậm chí lâu hơn lên đến 12 tháng sau khi xuất viện chiếm 52% - 87%.

Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy rằng ngay cả những bệnh nhân mắc bệnh ít nghiêm trọng hơn chưa bao giờ nhập viện, bao gồm cả những bệnh nhân tự báo cáo Covid-19, cũng báo cáo các triệu chứng kéo dài và dai dẳng.
Đến nay, các biểu hiện hậu Covid-18 thời gian phục hồi các triệu chứng ngắn hơn khoảng 2 tuần đối với những người bị bệnh nhẹ và thời gian phục hồi lâu hơn từ 2 - 3 tháng hoặc lâu hơn đối với những người bệnh nặng hơn.


Khánh Chi  

Sốc phản vệ sau 5 phút uống thuốc say xe

Sau 5 phút uống thuốc chống say xe dạng nước, người phụ nữ bị khó thở, nôn, hoa mắt chóng mặt, nổi mày đay, mẩn ngứa toàn thân phải đi cấp cứu.

Việt Nam sắp đạt 100 triệu dân vào tháng 4

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người. Dấu mốc này sẽ đưa nước ta trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Hàng chục học sinh Hà Nội phải nhập viện sau chuyến dã ngoại

Chiều 28/3, khoảng 60 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (Hà Nội) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau chuyến dã ngoại. Rất nhiều em phải vào cấp cứu tại các bệnh viện.

Kết quả kiểm nghiệm mới nhất trong vụ ngộ độc cá muối ủ chua

Các chuyên gia đã phát hiện trực khuẩn sinh độc tố thần kinh Botulinum type E trong một mẫu cá ủ chua.

Cách tốt nhất giúp kéo dài tuổi thọ

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ là ăn 30 loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau mỗi tuần.

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Bộ Y tế cảnh báo sữa tiểu đường, viên ngừa tăng huyết áp quảng cáo sai sự thật

Bộ Y tế ngày 25/3 cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare đang được quảng cáo sai sự thật trên một số trang mạng, người dân không nên căn cứ vào đây để mua và dùng sản phẩm.

Căn bệnh cướp đi mạng sống của 1,6 triệu người mỗi năm

Người mắc bệnh lao thường khó phát hiện do triệu chứng diễn ra âm thầm, làm tăng nguy cơ lây lan cho người thân, cộng đồng.

Bệnh viện vẫn lo bị 'bẫy giá' khi đấu thầu thiết bị, vật tư y tế

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thoát cảnh máy tiền tỷ đắp chiếu sau các văn bản gỡ khó của Chính phủ. Tuy nhiên, nỗi lo về "bẫy" giá trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế vẫn còn khiến các bác sĩ băn khoăn.

Đang cập nhật dữ liệu !