Số ca mắc vẫn cao, TP.HCM rà soát F0 đủ điều kiện sẽ về cách ly tại nhà

Tính từ đầu đợt dịch đến nay, TP. HCM ghi nhận gần 50 nghìn ca Covid-19. Theo Trung tâm kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), số ca dương tính phát hiện vẫn còn cao, vẫn chưa đạt đỉnh dịch và có thể diễn biến phức tạp trong vài ngày tới. 

Giải tỏa 'giấy thông hành' âm tính: Có thể cho test nhanh tại điểm dừng nghỉ cao tốc

Giải tỏa 'giấy thông hành' âm tính: Có thể cho test nhanh tại điểm dừng nghỉ cao tốc

Yêu cầu có giấy xét nghiệm âm tính mới được vào một số tỉnh, thành có nhiều bất cập. Phương án thay thế có thể là thực hiện test nhanh tại các điểm dừng nghỉ cao tốc, đầu đến, đầu đi hoặc test nhanh ngay tại nơi ra vào tỉnh

Tuy nhiên, thành phố đã ghi nhận một số tín hiệu đáng mừng về dịch bệnh, đó là không phát sinh ổ dịch mới. Hơn 95% phát hiện dương tính qua lần xét nghiệm đầu tiên trong khu cách ly, phong tỏa. Các trường hợp nhiễm Covid-19 là do diễn tiến của bệnh từ F1 thành F0 nhưng không có cơ sở để khẳng định do lây nhiễm trong khu cách ly, phong toả.

Để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận, điều trị các F0, ngành y tế đã chuẩn bị sẵn sàng 59.000 giường bệnh.

PGS Tăng Chí Thượng - Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã yêu cầu bệnh viện chủ động rà soát các trường hợp F0 không triệu chứng, nếu đủ các điều kiện sẽ rời bệnh viện về cách ly tại nhà.

Theo đó, các trường hợp F0 không triệu chứng được "bốc" khỏi bệnh viện, phải đảm bảo điều kiện xét nghiệm RT-PCR ngày thứ 8 có kết quả âm tính hoặc dương tính với chỉ số nồng độ virus thấp CT>=30.

F0 tiếp tục theo dõi xét nghiệm nhanh kháng nguyên ngày thứ 10, nếu âm tính được cho phép xuất viện, cách ly theo dõi tại nhà theo hướng dẫn.

PGS Thượng nhấn mạnh các bệnh viện điều trị Covid-19 phải sàng lọc mỗi ngày các trường hợp F0 không có triệu chứng. Nếu bệnh ổn định chuyển về các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19, đảm bảo sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân có triệu chứng khi cần. 

{keywords}
Ảnh minh họa

Hiện TP.HCM sẽ tập trung cao việc phân tầng, quản lý, chăm sóc điều trị F0 với mô hình 5 tầng theo đề nghị của ngành y tế. 

Tầng 1 là cách ly tạm thời người nghi nhiễm, chờ kết quả PCR để xem xét cho cách ly tập trung tại địa phương. 

Tầng 2 là tầng F0 có triệu chứng cần điều trị, chủ yếu ở bệnh viện quận. 

Tầng 3 và 4 dành cho F0 vừa có triệu chứng vừa có bệnh nền, cần điều trị ở tuyến cao hơn. 

Tầng 5 dành cho F0 có triệu chứng nặng nhất sẽ được tập trung điều trị, hạn chế nguy cơ tử vong.

BS Lê Thành Tâm – Bệnh viện Dã chiến số 1 cho biết theo phân tầng như hiện tại thì các bệnh viện dã chiến sẽ ở tầng 2. Hiện các bệnh viện dã chiến không nhận thu dung F0 mà chỉ nhận các bệnh nhân có triệu chứng được chuyển từ các trung tâm cách ly tạm thời ở các quận, huyện chuyển tới.

Tối 22/7, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cũng đưa ra 8 khuyến cáo cho F0 điều trị tại nhà.Theo đó,

Thứ nhất, không được ra khỏi nhà trong suốt thời gian giám sát y tế.

Thứ 2, xét nghiệm của người bệnh đã âm tính hoặc có chỉ số nồng độ vi rút thấp nên khả năng lây cho những người trong gia đình không cao. Tuy nhiên để đảm bảo không lây nhiễm cho người trong gia đình, người bệnh phải tuyệt đối thực hiện: giữ khoảng cách trên 2m, mang khẩu trang và tấm che giọt bắn nếu cần thiết phải tiếp xúc trực tiếp với người nhà.

Nếu trong phòng chỉ có một mình, người bệnh không cần thiết phải mang khẩu trang thường xuyên.

Tình trạng bệnh của người bệnh đã ổn định nhưng bạn vẫn phải tự theo dõi sức khỏe của mình.

Tự theo dõi nhiệt độ mỗi ngày, nếu có lo lắng và bất thường thì liên lạc với nhân viên y tế.

Thứ ba, để tăng sức đề kháng nhằm giúp bệnh mau khỏi cần:

Uống đủ nước; Ngủ đủ giấc; Ăn đủ chất; Vận động tập thể dục điều độ tại phòng.

Thứ tư, bảo đảm vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt: Ăn sạch uống sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà vệ sinh phải luôn sạch sẽ: luôn mang khẩu trang khi đi vệ sinh, rửa tay sạch sau đi vệ sinh.

Thứ năm, phòng ở phải thông thoáng, thường xuyên làm vệ sinh bề mặt xung quanh nơi người bệnh ở.

Thứ sáu, nhân viên y tế sẽ liên hệ với người bệnh để làm xét nghiệm lại và quyết định khi nào được kết thúc thời gian giám sát y tế tại nhà.

Thứ 7, khi cần tư vấn chăm sóc sức khỏe cho bản thân hoặc người thân trong gia đình, gọi Tổng đài “1022” để được hỗ trợ.

Thứ 8, khi cần được hướng dẫn các thủ tục cách ly, hoặc hướng dẫn lấy mẫu xét nghiệm, truy cập đường link hcdc.vn/h để biết số điện thoại liên hệ các Trung tâm Y tế quận huyện nơi cư.

Khánh Chi

Hai người bất ngờ hôn mê sâu sau bữa ăn trưa

Hai bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) trong tình trạng suy hô hấp, hôn mê sâu.

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Bí quyết giúp cụ bà 91 tuổi vẫn chơi thể thao, ăn kem mỗi ngày

Cụ bà người Mỹ đam mê thể thao, đặc biệt là bóng ném. Ngoài ra, bà còn dành thời gian chăm sóc ngôi nhà, cắt cỏ, cào tuyết và cưa cây.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Đang cập nhật dữ liệu !