Sinh viên từ Vĩnh Phúc trở lại trường: Hà Nội chờ Bộ Y tế hướng dẫn

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, với các sinh viên đến từ huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc), hiện chưa có hướng dẫn của Bộ Y tế để xử lý, nhưng nếu trường hợp nào phát hiện ho, sốt thì đưa xuống khu cách ly của thành phố.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý phát biểu tại buổi họp.

Chiều 12/02, Chủ tịch UBND TP Hà Nội chủ trì họp Ban chỉ đạo chống dịch Covid- 19 (nCoV). Tại cuộc họp, lãnh đạo một số quận, huyện bày tỏ băn khoăn khi tới đây sinh viên một số trường trên địa bàn sẽ quay trở lại trường học, trong đó có những sinh viên đến từ vùng dịch, điều này đặt ra khó khăn cho công tác cách ly, phòng dịch.

Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Trần Thế Cương cho biết, trên địa bàn quận có nhiều trường Đại học, Cao đẳng (ĐH, CĐ) với hơn 120 nghìn sinh viên; trong đó, trường ĐH Công nghiệp Hà Nội có số lượng đến từ Vĩnh Phúc nhiều nhất.

Thống kê sơ bộ, số lượng sinh viên đến từ Vĩnh Phúc tạm trú trên địa bàn có nhiều, có các trường hợp đến từ khu vực đang có nhiều người người nhiễm Covid- 19 ở huyện Bình Xuyên.

ĐH Công nghiệp Hà Nội là nơi có nhiều sinh viên đến từ Vĩnh Phúc khiến lãnh đạo các quận Bắc, Nam Từ Liêm, Hoài Đức đang đau đầu tìm hướng giám sát, cách ly.

“Chúng tôi đề xuất các trường cho các sinh viên này nghỉ học, cách ly các sinh viên đang tạm trú trên địa bàn”, ông Cương nói.

Ông Cương cũng đề xuất, cần thống nhất chủ trương cho nghỉ học với học sinh, sinh viên, vì nhiều trường ĐH vẫn đang cho sinh viên theo học, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch.

Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm cũng cho rằng, việc cách ly sinh viên trên địa bàn rất khó, dù quận đã có các tổ công tác gồm công an, tình nguyện viên, tổ trưởng dân phố,... tiến hành việc đo thân nhiệt 2 lần/ngày.

 “Sinh viên thường thuê trọ một mình, việc ăn ở, sinh hoạt rất khó khăn. Chúng tôi phải xuống vận động chủ nhà trọ đứng ra mua giúp đồ cho các sinh viên cách ly ở đây”, ông Cương nói.

Liên quan đến vật tư, trang thiết bị, ông Cương cho biết, hiện nay, việc mua hóa chất cloraminB rất khó khăn, và nếu nhập về thì giá cao hơn so với trước đây.

Đại diện quận Nam Từ Liêm báo cáo, hiện trên địa bàn còn phải giám sát, theo dõi 79 người, trong đó có cả người Trung Quốc và người Việt Nam. Quận này cũng có khoảng 40 sinh viên là người Trung Quốc, tới đây sẽ sang trở lại trường để tiếp tục học tập. Đại diện quận này cũng đề xuất TP có hướng dẫn, quan tâm tới sinh viên đến từ vùng có dịch bệnh như Vĩnh Phúc, các tỉnh biên giới phía Bắc.

Trong khi đó, huyện Chương Mỹ báo cáo đã kết thúc cách ly 49 trường hợp, hiện còn theo dõi một số trường hợp khác. Tuy nhiên, có trường hợp không chấp hành cách ly tại gia đình. “Chúng tôi dùng cả biện pháp xử phạt nhưng rất khó”, đại diện UBND huyện nói. Vị này cũng cho biết, trên địa bàn huyện có 15 sinh viên ở Vĩnh Phúc về theo học tại ĐH Sư phạm Thể dục thể thao, huyện đề xuất cho các sinh viên này tiếp tục nghỉ học.

“Đề nghị thành phố làm việc với tỉnh Vĩnh Phúc xem xét khoanh vùng, cách ly các trường hợp ở vùng có dịch, có nguy cơ lây nhiễm cao”, vị này nói.

Trước các ý kiến này,  Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, với các sinh viên đến từ Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), hiện chưa có hướng dẫn của Bộ Y tế, nhưng nếu trường hợp nào phát hiện ho, sốt thì đưa xuống khu cách ly của thành phố.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, HĐND thành phố đã có ý kiến, Sở Y tế và Tài chính cần sớm đề xuất mua vật tư, hóa chất phục vụ theo yêu cầu, đề xuất của các quận, huyện, các đơn vị. Các lực lượng chức năng thực hiện tốt các khâu chuẩn bị, cố gắng không để trường hợp nào dương tính trên địa bàn thành phố. Cùng với đó, phải tuyên truyền, vận động không kỳ thị với người nước ngoài, kỳ thị với sinh viên các tỉnh giáp biên giới, các sinh viên đến từ Vĩnh Phúc.

“Cần tuyên truyền thực hiện tốt việc cách ly tại cộng đồng. Đây là giải pháp tốt nhất để bảo vệ chính bản thân những người bị cách ly và gia đình họ, và có trách nhiệm với cộng đồng. Thực hiện các biện pháp nhẹ nhàng chứ không thực hiện quá mức cần thiết nhưng đảm bảo nghiêm túc”, ông Chung nói.

N. Huyền

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Vì sao người trẻ tuổi lại bị rụng tóc nhiều?

Ngoài hóa chất, thói quen cột chặt tóc, những yếu tố nào khiến một số người chưa đến tuổi trung niên đã bị rụng nhiều tóc?

'Mắc sốt xuất huyết, tôi tưởng mình không qua khỏi'

So với mọi năm, dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội có xu hướng gia tăng bất thường, nhiều bệnh nhân phải nhập viện.

Người đàn ông có chiếc lưỡi kỳ dị sau khi dùng thuốc kháng sinh

Lưỡi của nam bệnh nhân người Mỹ chuyển sang màu xanh và mọc lông sau khi ông uống thuốc kháng sinh.

Bệnh nhân đau ruột thừa nhập viện, bác sĩ phẫu thuật cắt buồng trứng

Một bệnh nhân ở Bình Dương nhập viện được chẩn đoán đau ruột thừa. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ lại cắt buồng trứng khiến gia đình bức xúc.

Các món yêu thích của cụ bà 103 tuổi vẫn lái thuyền ra khơi

Suốt 95 năm qua, bà Oliver vẫn dậy sớm ra biển đánh bắt tôm hùm. Bữa ăn yêu thích của bà luôn có món hải sản này kèm theo bánh ngọt, đậu nướng.

Hỏng gan, suy thận vì thói quen nhiều người Việt đang mắc phải

Bị đau cột sống thắt lưng, nam bệnh nhân đã đi mua thuốc nam về uống. Kết quả, gan hỏng nặng, suy thận, ông phải đối mặt với nguy cơ lọc máu.

Đang cập nhật dữ liệu !