Sinh viên than tốn kém khi phải học online từ... nhà trọ

Hàng loạt các trường đại học phía Bắc thông báo mở cửa, đón sinh viên học trực tiếp, tuy nhiên diễn biến dịch phức tạp nên các trường lại quyết định dạy online. Nhiều sinh viên tỉnh lẻ lên thành phố đành chấp nhận học online từ... nhà trọ.

Sinh viên đã từ tỉnh lẻ lên Hà Nội thuê nhà chuẩn bị nhập học nhưng do tình hình dịch bệnh Covid-19 tại thủ đô diễn biến phức tạp, nhiều trường như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Công đoàn Việt Nam, Đại học Mỏ - Địa chất… đã có thông báo tạm dừng việc dạy và học trực tiếp, chuyển sang hình thức học trực tuyến cho đến khi có thông báo mới.

Điều này khiến nhiều sinh viên "điêu đứng" khi đã đặt cọc tiền nhà trọ, không thể trả phòng, còn nếu về quê thì đường xá xa xôi lại cũng không biết khi nào nhà trường thông báo học trực tiếp.  Vì vậy nhiều sinh viên chấp nhận ở lại phòng trọ để học online.

Em Nguyễn Bá Tư - sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho hay, em nhận được thông báo bắt đầu nhập học từ ngày 21/2 đến nay nhưng do dịch bệnh nên nhà trường tạm hoãn cho đến khi có thông báo mới.

“Khi có thông tin đi học trực tiếp thì em đã từ quê lên thành phố thuê nhà trọ mỗi tháng 2,5 triệu đồng. Tuy nhiên đến nay vẫn học trực tuyến và chưa chắc chắn ngày nào chúng em được quay lại giảng đường khi dịch bệnh vẫn căng thẳng.

Học trực tuyến ở nhà trọ khó khăn hơn ở nhà vì mạng rất yếu, dù mỗi tháng em tốn 100 nghìn tiền mạng. Ở khu nhà trọ cũng ồn ào khiến em khó tiếp thu bài hơn.

Thế nhưng nếu về quê thì vẫn phải thuê phòng vì mình chuyển đồ đạc đến rồi, giờ muốn trả phòng thì đồ mang đi đâu được, chưa kể là sẽ mất tiền đặt cọc nữa nên em đành phải thuê phòng trọ ở lại học”, Tư nói.

Cùng cảnh ngộ trên, 2 tuần nay Nguyễn Minh Anh - sinh viên ĐH Mỏ Địa chất cũng phải học online từ phòng trọ.

“Theo lịch một tuần chúng em chỉ học có buổi online nhưng thuê nhà trọ rồi giờ về quê không được mà ở lại thì học không hiệu quả và tốn kém”, Minh Anh nói.

{keywords}
Ảnh minh họa (nguồn: cand)

Sinh viên bất đắc dĩ thành F0

Nhắc lại câu chuyện trở thành F0 của mình, mới đây Nguyễn Trà - sinh viên ĐH Thương Mại buồn bã vì bất đắc dĩ thành F0 khi không có người thân bên cạnh.

Trà cũng như những sinh viên khác, khi nhận được lịch quay lại trường học trực tiếp nữ sinh này từ quê lên thành phố thuê nhà trọ khu vực Mai Dịch để thuận lợi cho việc đến trường.

5 ngày sau khi chuyển đến nhà trọ thì Trà nhận thấy bản thân có một số triệu chứng bất thường. Nữ sinh đã xét nghiệm nhanh kháng nguyên và có kết quả dương tính với Covid-19.

“Em cũng không biết mình lây từ ai, cũng may nhà trọ của em khép kín nên việc cách ly cũng thuận tiện. Thế nhưng với sinh viên lần đầu xa nhà, lại thành F0, không có bố mẹ bên cạnh nên em rất tủi thân.

Em đành gọi điện cho chị họ cách đó 8km mua đồ ăn, thuốc men và và đồ dùng cần thiết mang đến, đồng thời báo với chủ nhà trọ.

Những ngày thành F0 đúng là những ngày đáng nhớ nhất của em, triệu chứng không nặng nhưng em vô cùng tủi thân, nhớ bố mẹ dù ngày nào bố cũng gọi điện hỏi tình hình sức khỏe cũng như dặn dò”, Trà kể.

Kinh nghiệm của Trà khi vượt qua bệnh dịch một mình là ăn uống điều độ, tập thở, có triệu chứng gì thì uống thuốc đó và cố gắng lạc quan. Có 2 đêm Trà khó thở vào lúc 2 giờ sáng, cô ngồi dậy hít thở theo các bài tập trong tài liệu xin được của một chị y tá. Sau 30 phút Trà thấy thở ổn hơn và ngủ lại bình thường. 

Trước thực tế nhiều sinh viên bày tỏ khó khăn khi là F0 trên mạng xã hội, các trường đại học đã có phương án hỗ trợ.

Trên mạng xã hội, Đoàn trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội phát đi thông báo đến các đoàn viên, sinh viên không may bị nhiễm Covid-19. Theo đó, mỗi sinh viên là F0 sẽ được nhà trường hỗ trợ 1 triệu đồng. Trường cũng lưu ý đoàn viên, sinh viên khai báo tạm trú để được hỗ trợ tại nơi ở và liên hệ bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

Nhà trường cũng lập nhóm trên mạng xã hội gồm sinh viên, giảng viên F0 để kịp thời hỗ trợ các bạn 24/24 giờ. Giảng viên sẽ chia sẻ thông tin, kinh nghiệm phòng dịch để giải đáp thắc mắc cho sinh viên kịp thời. Sinh viên F0 đều cảm nhận được rằng các em vẫn có những người thầy, người bạn luôn quan tâm, chăm lo lúc đau ốm.

Giáo viên vận dụng hết 'công lực' để dạy học kiểu '2 trong 1'

Giáo viên vận dụng hết 'công lực' để dạy học kiểu '2 trong 1'

Sau vài tuần học sinh trở lại trường, số ca F0, F1 tăng nhanh khiến nhiều phụ huynh không yên tâm cho con trở lại trường. Giáo viên và học sinh cùng quay cuồng trong việc dạy song song "on-off". 

Hoàng Thanh

'Công bố thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 ra sao là việc rất hóc búa'

Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ phải tiếp tục công bố các thí sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 như thế nào và đây là câu chuyện rất hóc búa.

Vụ cô giáo Tuyên Quang bị học sinh dồn vào góc lớp: Sự cô đơn cùng cực

Trong những clip đó, phía sau sự hỗn loạn, tiếng la hét, tôi thấy sự cô đơn đến cùng cực của cô giáo...

Cô gái 23 tuổi phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới sau 5 phút

Sau 5 phút, Phương Trinh (23 tuổi, quê Lâm Đồng) đã nhớ 618 hình ngẫu nhiên để phá được kỷ lục thế giới trong cuộc thi Siêu trí nhớ thế giới 2023.

Xác minh nữ giáo viên bị nhóm nam sinh dồn vào góc lớp chửi bới

Tối 4/12, trên mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại cảnh một nữ giáo viên bị nhóm nam sinh THCS dồn vào góc lớp, xung quanh là những tiếng hò reo, chửi bới.

Tiến sĩ giả Nguyễn Trường Hải khai gì trong lý lịch nộp các trường đại học?

Ông Nguyễn Trường Hải khai tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học và bài báo công bố quốc tế.

Bị 'tố' ép học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm, nhà trường nói gì?

Phụ huynh thông tin học sinh bị ép tham gia hoạt động trải nghiệm, chi phí 560 nghìn đồng/em trong khi Hiệu trưởng Trường THPT B Bình Lục khẳng định không có chuyện này.

Nữ sinh viên đòi đuổi giảng viên ra khỏi lớp: 'Khi em nói, cô nên cúi mặt xuống'

Nữ sinh viên Trường ĐH Hoa Sen có hành vi tát vào mặt bạn, đòi đuổi giảng viên ra khỏi lớp nên bị buộc thôi học. Trong buổi làm việc với nhà trường, sinh viên này còn tỏ thái độ thiếu tôn trọng.

Sinh viên Bách khoa bị đuổi khỏi ký túc xá vì xem phim đồi truỵ

Một sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM bị buộc phải rời khỏi ký túc xá vì xem phim đồi truỵ.

Nữ sinh 13 tuổi đạt 8.0 IELTS, nói không với việc ‘học chỉ để đi thi’

Đạt 8.0 IELTS năm 13 tuổi, Bùi Hương Linh Giang nói rằng em chưa từng xem bất kỳ chứng chỉ ngoại ngữ nào là mục đích cuối cùng của quá trình học. Tiếng Anh là một phương tiện giúp em tiếp cận với nguồn tri thức bất tận.

Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với 4 môn 'phá bỏ' nhiều bất cập, nghịch lý

Phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội, “phá bỏ” nhiều bất cập, nghịch lý.

Đang cập nhật dữ liệu !