Sinh viên học sinh vẫn hút thuốc lá cao
Bạn Nguyễn Văn T. Đại học Luật, Hà Nội kể, ngày mới vào trường đại học chưa hề cầm điếu thuốc, vậy mà theo bạn bè tới cuối năm thứ nhất đã “đốt” mỗi ngày tới cả gói thuốc. Bọn bạn nó cứ nói tức rằng: “Đàn ông mà không rượu, không thuốc… thì có mà vứt đi! Chúng còn nói rằng là đàn bà mặc váy mới không hút thuốc… Nghe ức quá nên em tập và hút từ đó!”.
Với Trần Văn V. Học viện Ngân hàng thì khác, khi cậu ta “kết bạn” với điếu thuốc lá từ những năm chưa đầy 12 tuổi. năm 15-16 tuổi mà cậu ta đã “đốt” mỗi ngày cả bao Vina. V. kể: “Hàng ngày, dù ăn uống kham khổ nhưng không có bao thuốc lá là khó mà chịu nổi. Nhiều hôm đi học, trong giờ, thèm quá, xin thầy giáo ra ngoài hành lang “bắn” xong một điếu lại vào học tiếp…”.
Sinh viên hút và nghiện thuốc lá trước tiên là cực kỳ tốn tiền, bởi giá thành của các loại thuốc lá hiện nay là không hề rẻ một chút nào. Hơn thế nữa, sv là giới trí thức trẻ có thể nói là nghèo nhất vì họ vẫn thuộc diện ăn bám bố mẹ, chưa làm ra tiền nên việc thêm một khoản tiền phải chi tiêu cho thuốc lá hàng tháng cũng là cực kỳ nặng gánh đối với các bậc phụ huynh.
Chỉ làm một phép tính giản đơn, nếu như mỗi ngày hút 10 điếu thuốc lá thôi thì hàng tháng sv đó cũng hao hụt trong hầu bao của mình là khoảng gần 300.000 đồng. Đó mới là giá thành của loại thuốc lá bình dân Vinataba, còn nếu như với các loại thuốc lá ngoại đắt tiền thì với 300 điếu thuốc mỗi tháng, chắc chắn sv phải mất từ nửa triệu đồng trở lên…
Theo số liệu trong Chương trình phòng, chống tác hại thuốc lá quốc gia, trung bình mỗi ngày ở Việt Nam có 100 người chết vì các bệnh liên quan tới thuốc lá, nhiều hơn con số tử vong do tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ. Trung bình một năm, Việt Nam có khoảng 40.000 người chết vì các bệnh liên quan tới thuốc lá, cao hơn tổng số người chết vì TNGT và HIV/AIDS. Kết quả điều tra về thực trạng sử dụng thuốc lá trong học sinh từ 13 - 15 tuổi cho thấy, 10,3% học sinh nam và 4% học sinh nữ trả lời có ý định hút thuốc trong tương lai; trên 60% học sinh lứa tuổi này thường xuyên hút thuốc thụ động tại nhà. Việt Nam là một trong 15 nước có số người hút thuốc nhiều nhất trên thế giới. Nếu không thực hiện các biện pháp phòng, chống hữu hiệu, con số tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá sẽ tăng lên 70.000 người vào năm 2030.
Theo số liệu của Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam mỗi năm có trên 5 triệu người bị chết vì thuốc lá và các tác nhân liên quan tới thuốc lá. Nếu không kịp thời có những biện pháp kiểm soát, ngăn chặn việc hút thuốc lá, đặc biệt là trong lứa học sinh, sinh viên thì số người chết do hút thuốc lá ngày càng tăng. Chính vì vậy mà các trường học cần chú trọng giáo dục học sinh, sinh viên ngăn chặn sớm tệ nạn hút thuốc lá.
Theo Quyết định 1315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là cấm hút thuốc lá tại các bến tàu, bến xe, bệnh viện, trường học nhưng khói thuốc lá vẫn không giảm.
Tại các trường đại học, cao đẳng đều có quy định cấm hút thuốc lá, nhưng biện pháp xử phạt chưa đủ mạnh nên có nơi vẫn chìm trong khói thuốc. Thường thì sinh viên hút thuốc lá tập trung ở những căng-tin nằm ngay bên trong trường, đây là nơi các trường cho tư nhân thuê nên không chú ý nhiều đến việc bán thuốc cho sinh viên, đặc biệt việc bán thuốc lá tràn lan của các cửa hàng xung quanh trường là rất phổ biến, vì vậy mua thuốc lá trong và gần trường là điều rất dễ dàng.
Ngày 18/6/2012, Quốc hội đã ban hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, trong đó tại điều 9 quy định cấm người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá; bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi... Nhưng việc thực hiện vẫn chưa được triển khai quyết liệt, nhất là đối với việc bán thuốc lá xung quanh các trường đại học, cao đẳng và Trung học phổ thông vẫn diễn ra.