Sìn Hồ đi lên từ những con đường

Để có được con đường ngày hôm nay, bà con Nhân dân 3 bản đã đoàn kết góp công, góp sức với hơn 8 ngàn ngày công cho hơn 1,1km đường trục nội bản, liên bản rộng 3m.

Trước đây, nếu ai đã từng một lần được đến các bản Noong Hẻo 1, Noong Hẻo 2, Noong Hẻo 3 (xã Noong Hẻo, huyện Sìn Hồ) hẳn không quên về những bản người Thái nằm giữa “thế giới” đá khối, đá tảng. Đá dưới gầm sàn, đá trên đầu bản, đá “ngự” trong ao, đá lan cả ra đường... Ông Lò Văn Chựa - Chủ tịch UBND xã kể: Trước đây nếu ngày mưa có thể đi vào cả 3 bản mà chẳng sợ ướt chân bởi chỉ cần… xách dép mà nhảy giữa các khối đá là đi khắp nơi. Nhưng đá nhiều quá chiếm hết cả không gian riêng lẫn không gian công cộng của bản.

Ông Quàng Văn In - Trưởng bản Noong Hẻo 2 bảo rằng: đá chiếm hết cả đường đi của bản. Có chỗ, hai khối đá áp lại với nhau như thắt ngưỡng cổ bồng chỉ chừa cho dân bản một lối đi rộng vài chục centimet. Cái lối ấy chỉ vừa cho 1 con trâu đi qua, hai đứa trẻ đi học ngược chiều cũng phải nhường nhau nếu không sẽ xảy ra… tắc đường cục bộ! Cả đường chính lẫn trục đường xương cá đều bé tẹo, gập ghềnh và lầy lội.

Sìn Hồ đi lên từ những con đường - ảnh 1

Người dân bản Noong Hẻo 3, xã Noong Hẻo đi xe máy trên con đường mới.

Con đường nhỏ và hẹp khi gặp mưa thì lầy lội đã đành lại còn có nước suối chảy qua, đôi khi cả lũ. Noong Hẻo 2 là bản có tới 2 con suối chảy qua. Khi mùa mưa đến trẻ con nghỉ học là thường tình mà không bậc phụ huynh nào dám trách bởi con suối chảy qua bản lúc này đã cuồn cuộn, có đoạn nước sâu đến cổ người lớn. Như đã “ăn” vào kỹ năng của mỗi đứa trẻ, cứ đến mùa mưa, lũ về là tụi trẻ tự nghỉ học, leo lên những khối đá mà ngắm nước suối tràn về nên cũng may, chưa có vụ học sinh bị trôi suối đáng tiếc.

Mùa nước đã vậy, ở đây mùa khô cũng chẳng có gì khá khẩm hơn. Do đường gập ghềnh, lầy lội và chật hẹp nên nhiều nhà đã mua xe máy, đã thử đi vào bản và đã phải trả giá tại các quán sửa xe nên hầu hết các hộ có xe đều chỉ dùng cho việc giao thông liên xã và phải gửi xe ở trung tâm xã rồi đi bộ vào bản. Nông sản có để bán cũng chỉ bằng cách cõng ra trung tâm.

Nay trong bản đã xuất hiện nhiều điều lạ. Điều lạ đầu tiên và đáng kể nhất là xe máy có thể đi thoải mái, tránh nhau vô tư trên đường của cả 3 bản. Chuyện cõng xe cũng không còn mà thay vào đó là xe cõng nông sản ra trung tâm chợ bán diễn ra hàng ngày...

Để có được con đường ngày hôm nay, bà con Nhân dân 3 bản đã đoàn kết góp công, góp sức với hơn 8 ngàn ngày công cho hơn 1,1km đường trục nội bản, liên bản rộng 3m. Trưởng bản Noong Hẻo 3 kể lại: "Ngày vận động bà con làm đường rất khó khăn. Dù Nhà nước hỗ trợ ximăng, cát, sỏi nhưng nhìn những khối đá cứ như những toà nhà án ngữ giữa đường không ai nghĩ có thể phá được đá để làm đường.

Ngay cả cán bộ huyện, xã khi nhìn thấy "mặt bằng" như vậy cũng chỉ biết lắc đầu. Thế nhưng chính sự quyết tâm của bà con đã đem đến một giải pháp khá táo bạo đó là dùng mìn phá đá". Việc này đòi hỏi một khoản chi phí khá lớn để thuê thợ khoan và người nổ mìn phá đá; sau khi bàn bạc, bà con thống nhất mỗi hộ đóng góp 250 ngàn đồng. Khi thi công tất cả các hộ cử người tham gia lao động, đổ bêtông đường.

Ngày làm đường cả bản vui hơn mở hội. Theo "định mức" mỗi hộ phải cử một người tham gia làm đường, nhưng thực tế có nhiều hộ các thành viên trong gia đình đều lao động tự nguyện. Thanh niên, trai tráng thì cậy đá giải phóng mặt bằng, chị em phụ nữ san nền, tạo mặt bằng. Đường mở đến đâu, vào đến đất nhà nào là nhà ấy hiến đất. Dù đường có chạy qua ao, qua vườn thì bà con cũng tình nguyện hiến đất.

Nhớ lại ngày đó, trưởng bản Noong Hẻo 2 kể: Thời gian thấm thoắt đã gần hai tháng, con đường thì vẫn còn ngổn ngang mà Tết Nguyên đán đã cận kề, tôi cứ tưởng "phải ăn tết ngoài đường". Thật may bà con quyết tâm, phấn đấu làm cho bằng được. Cũng trong thời gian này, các đoàn thể, cán bộ, công chức xã thậm chí cả đồng chí Bí thư Đảng ủy xã cũng xắn tay, bê đá giúp bà con làm đường. Thấy vậy, tinh thần bà con càng cao. Sức cả bản cộng vào như lũ cuốn, đường mở đến đâu, đổ bêtông đến đó.

Con đường làm xong đúng dịp tết đến, người người, nhà nhà ai cũng vui, nhưng vui nhất có lẽ là người già trong bản. Ông Quàng Văn Lả - Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi bản Noong Hẻo 2 cứ cầm tay trưởng bản mà rằng: cứ tưởng hết đời bố không được nhìn thấy con đường này chứ.

Ở Noong Hẻo, nhờ sức dân mà những điều không tưởng nay đã thành sự thật. Dù có gian nan đến mấy nhưng khi đã đoàn kết một lòng thì mọi việc sẽ thành công.

BT

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !