'Showbiz không phải toàn nhà cửa, xe cộ sang trọng'

Trước sự quan tâm của khán giả về mức độ chịu chi của truyền hình thực tế , hai người phụ nữ đang nắm trong tay các chương trình ăn khách nhất là "Vietnam Idol" và "Vietnam's Next Top Model" đã có những chia sẻ thẳng thắn.

'Showbiz không phải toàn nhà cửa, xe cộ sang trọng'

Bà Quỳnh Trang, Giám đốc sản xuất chương trình Vietnam's Next Top Model:

"Chương trình thành công nằm ở thí sinh"

'Showbiz không phải toàn nhà cửa, xe cộ sang trọng'

Bà Quỳnh Trang, Giám đốc sản xuất chương trình
Vietnam's Next Top Model.

- 3 mùa thực hiện VNTM, mức độ đầu tư ngày càng “khủng” hơn như năm ngoái thì mời siêu mẫu Tyra Banks sang Việt Nam làm giám khảo, năm nay, các thí sinh được sinh hoạt ở căn nhà có giá triệu đô, top 5 được sang Mỹ để tham dự New York Fashion Week. Vì sao bà quyết tâm tăng mức độ đầu tư khi "Vietnam’s Next Top Model" là chương trình truyền hình thực tế tìm kiếm người mẫu duy nhất, gần như không gặp bất cứ sự cạnh tranh nào?

- Chúng tôi luôn chịu áp lực với chính mình vì không thể để khán giả, những người yêu mến chương trình ăn hoài một món được. Mỗi mùa giải chúng tôi muốn đưa hình ảnh của người mẫu Việt Nam đi xa hơn.

Thật ra khi mua bản quyền chương trình này tôi chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thời trang nhưng càng làm càng hiểu tôi càng có cảm hứng. Khi tổ chức những vòng sơ tuyển tôi thấy những bạn gái trẻ ở Việt Nam cũng rất có tiềm năng và tố chất để trở thành những người mẫu chuyên nghiệp, vậy tại sao không tạo cơ hội cho họ tiến sâu hơn vào các kinh đô thời trang thế giới.

Ngoài ra, tôi nghĩ những gì tôi và ê-kip sản xuất VNTM đang đi theo hướng đúng, vì ngoài những thành công của các thí sinh sau 2 mùa giải vừa qua chúng tôi còn nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, đồng hành của các đối tác trên ở khắp nơi trên thế giới. Họ cũng nhìn thấy được những tiềm năng của thế hệ người mẫu mới mà Vietnam’s Next Top Model đang tìm kiếm, đào tạo vì thế họ đưa ra những gợi ý. Tôi cũng từ những gợi ý đó mà xây dựng và làm mới hình ảnh của chương trình.

- Theo bà, mức độ đầu tư hoàng tráng cho thí sinh, giám khảo, giải thưởng có phải là tiêu chí quan trọng nhất làm nên thành công của một chương trình truyền hình?

- Khi tôi đi gặp các đối tác của mình, có những điều tôi quan tâm đầu tiên, đó là thí sinh mình nhận được gì từ họ? Giải thưởng dành cho quán quân đã đủ tầm chưa? Các chi phí đầu tư cần bỏ ra để thực hiện đã đủ làm cho chương trình hấp dẫn thật sự chưa?... Tôi luôn đặt cho mình những câu hỏi tương tự như vậy để “đòi hỏi” nhiều hơn những quyền lợi cần thiết cho các thí sinh và cho chất lượng chương trình.

Và tôi nghĩ những khán giả đã yêu mến, theo dõi và đồng hành cùng chương trình trong suốt 2 mùa giải qua đều thấy được những điểm đó. Họ tiếp tục kỳ vọng và nhiệm vụ của chúng tôi là không được làm cho họ thất vọng. Tôi nghĩ cho đến thời điểm này mình đã hoàn thành tốt với vai trò là một giám đốc sản xuất chương trình. Còn thành công như thế nào hãy để khán giả đánh giá!

'Showbiz không phải toàn nhà cửa, xe cộ sang trọng'

Bà Quỳnh Trang có công rất lớn trong việc đưa Tuyết Lan và Hoàng Thùy đến Mỹ biểu diễn.

- Nhiều người cho rằng, các chương trình thực tế bây giờ nếu thiếu giải thưởng hoành tráng, sân khấu xa hoa, giám khảo "khủng" sẽ khó mà thành công. Bà nghĩ sao về điều này?

- Tôi lại nghĩ khác, tất cả những yếu tố vừa kể trên chỉ là những điều làm nên một phần thành công cho một chương trình, tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả, vì phần còn lại đang nằm ở chính các thí sinh, vì tất cả sự hoành tráng, xa hoa đó là dành cho những người có tiềm năng và tố chất để nhận lấy.

Chính vì thế mà ở Vietnam’s Next Top Model các bạn luôn thấy chúng tôi tổ chức những vòng tuyển chọn đầu tiên rất khắt khe, mất nhiều thời gian và tiền của, mục đích vẫn là tìm ra được những thí sinh có tiềm năng để nhận hết tất cả những yếu tố trên mà thôi. Tính thành công của chương trình truyền hình thực tế là nằm ở những con người, những nhân vật làm nên một chương trình.

- Nhưng quá lạm dụng những “chiêu trò này” liệu có phải là chiến lược hiệu quả hay chỉ là những sự chú ý nhất thời?

- Tôi không biết các chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam khác như thế nào, nhưng với chúng tôi đây không phải là một cuộc chạy đua mà đơn giản vì tôi muốn các thí sinh của mình ngày càng nhận được nhiều hơn từ chương trình và càng ngày họ phải càng cố gắng nhiều hơn để có được những thành công trong sự nghiệp của chính họ.

Còn với nhà sản xuất, tìm kiếm và đào tạo ra được những thế hệ người mẫu sáng giá của Việt Nam, chứng tỏ chương trình của chúng tôi uy tín và chất lượng. Như thế với tôi đã là hiệu quả.

- Ở mùa thứ 2, VNTM đã thể hiện được sự hoành tráng ở đêm chung kết và cho thí sinh sang Singapore. Tuy nhiên, ở một vài thử thách lại được đánh giá là không hiệu quả và thiếu đầu tư. Mùa giải năm nay, bà sẽ khắc phục điều này như thế nào?

- Tất cả những thử thách trong chương trình khi chúng tôi đặt ra đều có sự tính toán, không chỉ vì yếu tố truyền hình mà còn cần phải có tính chuyên môn nhất định. Ngay cả ở mùa giải đầu tiên chúng tôi cũng nhận được những phản hồi tương tự như vậy khi cho top 4 thí sinh vào ngôi nhà băng để thực hiện 1 buổi chụp hình với những bộ trang phục mỏng manh, mọi người đánh giá rằng ở Việt Nam làm gì có tuyết đâu mà phải vào nhà băng để chụp, hay chương trình thiếu tính thực tế không sát với hoàn cảnh thực tế…

Nhưng ngay từ khi tôi mua format này về Việt Nam tôi đã xác định rất rõ rằng chương trình này không chỉ để tìm kiếm ra những người mẫu có thể làm việc chuyên nghiệp ở trong nước mà còn có thể thích nghi với các môi trường làm việc khác ở nước ngoài. Và khi bạn đã trở thành một người mẫu chuyên nghiệp quốc tế, bạn sẽ phải làm việc trong mọi thời tiết, mọi tình huống và hoàn cảnh dù có khó khăn đến đâu. Nếu ý tưởng của nhà thiết kế, của giám đốc sáng tạo, của nhiếp ảnh gia đã ấn định thì bạn đều phải đáp ứng được.

Minh chứng cụ thể nhất đó là khi tôi đưa Quán quân VNTM 2011 Hoàng Thùy sang New York. Cô ấy cũng là người Việt Nam không quen với thời tiết âm độ nhưng khi chụp ảnh cô ấy vẫn phải gạt bỏ tất cả và cố gắng để thể hiện mình và tất nhiên cô ấy đã thành công.

Bà Ngô Thị Bích Hạnh - Giám đốc Công ty BHD:

"Lao động nghệ thuật không phải lúc nào cũng toàn nhà cửa sang trọng"

'Showbiz không phải toàn nhà cửa, xe cộ sang trọng'

Bà Ngô Thị Bích Hạnh - Giám đốc Công ty BHD, đơn vị sản xuất Vietnam Idol.

- Thực hiện 2 mùa "Vietnam Idol", mức độ đầu tư của BHD đã thay đổi như thế nào?

- Đối với Vietnam Idol, đây là một cuộc thi dành cho cả những người không chuyên nghiệp và những người đã được đào tạo, nên điều quan trọng là những chuyên gia phải phát hiện sớm những điểm mạnh điểm yếu của từng thí sinh để có thể giúp đỡ họ hoàn thiện. Cho nên, việc dành nhiều thời gian cho các thí sinh chính là việc đầu tư quan trọng nhất của chương trình.

Năm nay các thí sinh được tập chung cùng với nhau sớm hơn và có nhiều bài tập tập luyện khó khăn hơn. Bên cạnh đó, thay vì 10 tuần cho vòng Gala như mọi năm thì năm nay, vòng này sẽ kéo dài đến 20 tuần (khác với năm 2010 tập thi và kết quả trong cùng một tuần thì năm nay tập thi và tập kết quả được tách ra làm 2 tuần). Thí sinh sẽ được tập luyện nhiều hơn và cũng sẽ được biểu diễn nhiều ca khúc hơn so với mùa trước. Chúng tôi tin tưởng với việc được đầu tư nhiều thời gian hơn với ê-kip của chương trình, khán giả sẽ nhìn được sự thay đổi của các thí sinh qua từng vòng.

- Việc mời Mỹ Tâm ngồi vào chiếc ghế nóng tại "Vietnam Idol" là một cách mà bà đầu tư để làm mới chương trình, lôi kéo khán giả?

- Chúng tôi rất tiếc phải chia tay với Siu Black năm nay vì lịch làm việc của chị và Vietnam Idol không phù hợp với nhau và Mỹ Tâm là lựa chọn tốt nhất vào thời điểm đó. Mỹ Tâm là một ngôi sao trong dòng nhạc pop và là một nghệ sĩ làm việc nghiêm túc . Chúng tôi cũng tin tưởng là với kinh nghiệm và kiến thức của mình, Mỹ Tâm có thể sẽ giúp được thí sinh nhiều hơn.

'Showbiz không phải toàn nhà cửa, xe cộ sang trọng'

Mỹ Tâm hy vọng đem lại nhiều luồng sinh khí mới cho dàn giám khảo Idol.

- Trong khi chương trình đối thủ "The Voice" đang tích cực cho thí sinh ở nhà sang trọng, đi du thuyền… "Vietnam Idol" mùa thứ 4 sẽ có gì?

- Mỗi chương trình có một format khác nhau và mục đích khác nhau, nên cách làm cũng khác nhau. Với Idol, việc khơi dậy tài năng tiềm ẩn của các thí sinh quan trọng nhất, vì vậy tùy từng thời điểm thích hợp, chúng tôi sẽ cho các em tập trung ở những địa điểm khác nhau cho phù hợp với hoàn cảnh làm việc để các em cũng hiểu rằng showbiz không phải là một nơi quá dễ dàng để bước vào và không phải lúc nào cũng toàn nhà cửa sang trọng. Một người nghệ sĩ đích thực sẽ làm việc được trong mọi hoàn cảnh và quan trọng nhất phải có tâm hồn dành cho nghệ thuật.

Thí sinh sẽ có lúc được ở những nơi rất đẹp và sang trọng nhưng cũng rất nhiều khi phải làm việc và tập luyện trong mọi hoàn cảnh giống như mọi nghệ sĩ của Việt Nam vẫn đang phải làm việc. Lao động nghệ thuật là lao động vất vả chứ không phải lúc nào cũng sang trọng và rực rỡ… Các thí sinh cần phải trải qua tất cả quá trình này.

- Nhưng một chương trình quyền lực như "American Idol", 2 mùa gần đây, top 13 cũng được vào ở chung một căn biệt thự khá hoành tráng để tiện cho việc luyện tập và sinh hoạt. Bà có từng nghĩ đến việc sẽ thực hiện điều này tại "Vietnam Idol" năm nay?

- Vietnam Idol khác với những chương trình khác là khán giả truyền hình có thể tìm thấy sự gần gũi trong mỗi thí sinh, bởi họ có thể là người bạn, người hàng xóm, những người bình thường nhất xung quanh mình. Và trong quá trình thay đổi, họ sẽ được nâng dần từ vòng thử giọng trong những căn phòng nhỏ cho đến những sân khấu nhỏ và dần lên sân khấu chuyên nghiệp.

Đây là một quá trình bình thường để một con người có thể bước vào một sân chơi chuyên nghiệp mà không bị gượng ép. Ở đây, chúng tôi muốn tạo một điều kiện làm việc tốt nhất cho các thí sinh với các chuyên gia nên chúng tôi đang xây một khu làm việc ngay gần sân khấu biểu diễn để thí sinh có nhiều thời gian tập luyện mà không cần phải di chuyển quá nhiều.

- Ngày càng có nhiều chương trình truyền hình thực tế xuất hiện, bà có gặp áp lực về việc phải tăng mức độ đầu tư cho những chương trình của mình?

- Đối với các format lớn trên thế giới, đều có những lộ trình tăng trưởng. Tuy nhiên, những lộ trình này cũng cần sự hỗ trợ của Đài truyền hình là đơn vị chủ quản chịu trách nhiệm về nội dung và tài chính cũng như các nhà tài trợ của chương trình. Mọi người đều hướng tới việc làm sao để chương trình có chất lượng tốt nhất với kinh phí hợp lý nhất. Dĩ nhiên, đối với các nhà sản xuất chúng tôi cũng đã đầu tư thêm nhiều về phần thiết bị cũng như âm thanh, ánh sáng, bối cảnh và đặc biệt là con người.

PHƯƠNG GIANG

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !