Sao bác sĩ không thể học võ để tự vệ?

Trước tình trạng người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ đã khiến nghề cứu người bỗng dưng trở thành nghề nguy hiểm. Bác sĩ học võ để tự cứu mình, tại sao không?
Sao bác sĩ không thể học võ để tự vệ? - ảnh 1

Bác sĩ bệnh viện Hùng Vương học võ vừa để luyện tập thân thể vừa tự vệ

Học võ không phải để đánh người, mà để tạo dựng sự an tâm cho chính bác sĩ.

Đó là quan điểm của ông Phạm Văn Học, chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Bệnh viện tư nhân đóng tại Đoan Hùng, Phú Thọ). Để tạo sự yên tâm cho các bác sĩ đang công tác tại đây, một trong những hoạt động ngoại khóa của bác sĩ chính là tham gia lớp học võ mở đều đặn ngay trong khuôn viên bệnh viện.

Được biết, lớp học võ của các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương đã diễn ra 2 năm nay. Xin ông cho biết, tại sao đây nghề sinh ra để cứu người, song các bác sĩ lại đi học võ, một hoạt động có màu sắc bạo lực, ngược với chức năng của nghề y?

Ông Phạm Văn Học: Dư luận xã hội vừa nóng lên tình trạng bác sĩ bị côn đồ hành hung ngay trong bệnh viện Bạch Mai. Sự việc này được đưa ra ánh sáng, song còn nhiều sự việc khác, người nhà hành hung bác sĩ không được lên mặt báo. Nếu bác sĩ không biết cách tự bảo vệ mình, ai sẽ cứu bác sĩ?

Sao bác sĩ không thể học võ để tự vệ? - ảnh 2

Ông Phạm Văn Học, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Bệnh viện đa khoa Hùng Vương

Ngành Y là một ngành khắc nghiệt, dư luận xã hội không cho phép bác sĩ có sai sót, bởi sai sót là liên quan đến mạng sống của con người. Nhưng đã là con người, bác sĩ phải có lúc sai sót, nhầm lẫn. Lúc này đây, người thân của bệnh nhân sẵn sàng vác gậy gộc, dao mác, thậm chí cả súng bủa vây bệnh viện, đòi uy hiếp bác sĩ, một người mà phút trước là ân nhân, giờ thành tội đồ.

Để bác sĩ có thể thoát hiểm những lúc đó, dù chưa từng xảy ra mâu thuẫn tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, song chúng tôi phải chuẩn bị cho đội ngũ bác sĩ của mình những cách để có thể phòng thân.

Tôi cho rằng, học võ thuật không phải để đánh nhau. Người nào từng học võ đều hiểu rằng, võ thuật giúp cho người đó khiêm tốn hơn, tính kỉ luật cao hơn, có trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm. Một người có trí thức đồng thời có võ, họ sẽ tự trọng, tự tin và dũng cảm hơn; biết mình, biết người hơn. Trong hoàn cảnh nguy hiểm, nếu là người bình thường có thể dùng võ lực, nhưng với người biết võ, họ sẽ kiềm chế chứ không phải hung hăng.

Việc bác sĩ học võ chỉ là biện pháp tình thế đối phó với tình trạng nguy hiểm trong bệnh viện hiện nay. Thật ngược đời khi bác sĩ cứu người, là ân nhân của người bệnh, song bệnh nhân, người nhà bệnh nhân lại hình như không yêu thương bác sĩ. Bản chất của mâu thuẫn này là gì, thưa ông?

Trước hết, để hiểu rõ mâu thuẫn này, chúng ta phải nhìn nhận rõ 3 chủ thể trong mối quan hệ “tay ba”: Bệnh viện, bác sĩ và bệnh nhân.

Sao bác sĩ không thể học võ để tự vệ? - ảnh 3

Lâu nay, xã hội vẫn nghĩ, bệnh nhân phải hàm ơn bác sĩ. Thực tế, bệnh nhân có tiền, họ có quyền khám bác sĩ này hoặc bác sĩ kia, miễn là họ được chăm sóc tốt nhất. Nhưng điều này không xảy ra. Họ mất tiền nhưng không được chăm sóc như mong đợi. Điều khiến họ bị ức chế là khi vừa mất tiền vừa mất mạng mà vẫn phải hàm ơn bác sĩ.

Ở góc độ bác sĩ, nhiều người cho rằng, không có họ, bệnh nhân sẽ chết. Vì thế, người bệnh cần hàm ơn bác sĩ. Song, thu nhập, nguồn sống của bác sĩ chính là từ những người bệnh. Về phía người bệnh, họ có thể tìm bác sĩ khác nếu không hài lòng bác sĩ cũ. Do đó, mối quan hệ này cần phải rành mạch hơn.

Với mối quan hệ bệnh viện, bác sĩ cũng thế. Bác sĩ có thể đi tìm một môi trường khác, không nhất thiết phải sống chết làm việc tại một bệnh viện. Chính vì thế, chẳng ai hàm ơn ai. Bệnh viện muốn bác sĩ giỏi về làm việc cho mình, họ phải có chế độ đãi ngộ tốt, là hậu phương vững chắc để bác sĩ yên tâm làm việc.

Nếu cả 3 chủ thể hiểu rõ bản chất của mối quan hệ đó, họ sẽ rành mạch, sòng phẳng với nhau hơn. Từ đó, những mâu thuẫn sẽ giảm bớt.

Lâu nay, người ta nhắc nhiều đến y đức của bác sĩ. Họ cho rằng, y đức bị xem nhẹ, dẫn đến nhiều tiêu cực nảy sinh, như nạn phong bì, thái độ cáu gắt của bác sĩ, khám xét qua loa… Từ đó, nảy sinh ra thái độ không tôn trọng bác sĩ. 

Tuy vậy, về phía bác sĩ, họ cũng than thở rằng, họ khó có thể “yêu” bệnh nhân khi một ngày làm việc của họ quá tải khi phải khám tới hàng chục bệnh nhân. Trong khi thu nhập của họ tại bệnh viện thuộc dạng “nền tảng”, tức là thấp dưới đáy xã hội, không xứng đáng với công sức, trí tuệ họ bỏ ra. Chúng ta phải giải quyết những vướng mắc này như thế nào, thưa ông? Hàng rào võ thuật liệu có ích gì khi hàng rào y đức bị gỡ bỏ?


Đúng là võ thuật chỉ là hàng rào cuối cùng để bác sĩ tự vệ khi người nhà bệnh nhân đi tới giới hạn cuối cùng. Cái cốt lõi làm cho môi trường bệnh viện bình yên đó chính là y đức. Y đức mới chính là hàng rào cao nhất, giá trị nhất.

Muốn vậy, tôi cho rằng, phải giải quyết được mối quan hệ “tay 3” bệnh viện, bệnh nhân, bác sĩ như đã nói trên. Cần thay đổi quan niệm hàm ơn trong lĩnh vực y tế.

Ngoài ra, cần một cơ chế rõ ràng giữa các bệnh viện công và bệnh viện tư. Công phải ra công, tư phải ra tư. Ở nước ngoài, có tới 4 hệ thống bệnh viện: Công ích, an ninh quốc phòng, thương mại và bệnh viện nhân đạo. Nhưng ở nước ta, mô hình 4 viện này vẫn đang lẫn lộn, thậm chí nhập nhằng trong từng bệnh viện. Điều này dẫn tới nhập nhằng về tài chính. Chỉ khổ mỗi bác sĩ, thu nhập thấp vẫn hoàn thấp. Dẫn tới họ khó có thể toàn tâm toàn ý cho công việc, bệnh nhân.

Ở cương vị của tôi, tôi đang cố gắng đảm bảo cho nồi cơm của gia đình bác sĩ không còn là nỗi ám ảnh hằng ngày nữa. Lúc đó họ sẽ nhẹ nhàng với bệnh nhân hơn, ít ra giảm 50% nguy cơ mâu thuẫn.

Thầy thuốc là chủ thể quan trọng, tôi quan tâm đến họ. Xây nhà cho họ ở, đảm bảo thu nhập ổn định. Bệnh viện có quỹ để hỗ trợ họ khi gia đình có người thân ốm đau, hoạn. 

Chính vì thế mình giữ được bác sĩ. Chưa ai bỏ tôi để đi. Tôi lập ra một môi trường thân thiện nhưng khắc nghiệt. Sẽ phải xử lý nếu vi phạm đạo đức, y đức. Sai sót nghiệp vụ thì đâu cũng có, nhưng chuẩn đạo đức thì không được phép.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Thanh Bình

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Đang cập nhật dữ liệu !