Sản phẩm phân bón Cà Mau đẩy mạnh xuất khẩu, chiếm 40% thị phần tại Campuchia

Nhằm đạt kết quả và mở rộng thị trường kinh doanh tốt nhất, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ mở rộng hơn nữa thị phần tại Campuchia, đồng thời tiếp tục giúp người nông dân nước bạn sử dụng sản phẩm chất lượng cao.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thời gian tới, ngành nông nghiệp Campuchia sẽ phát triển mạnh, nhất là các mặt hàng nông sản. Theo đó, mặt hàng gạo của Campuchia đã có mặt ở 63 thị trường trên thế giới, danh tiếng có thể cạnh tranh với Thái Lan, Việt Nam. Một trong những bí quyết của Chính phủ Campuchia là tăng cường xuất khẩu lúa gạo chất lượng cao nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho nông dân, kích thích nông nghiệp nội địa.

Bên cạnh đó, với sự chấp thuận của thị trường tiêu thụ lớn nhất châu Á là Trung Quốc đã và đang cho nhiều nông sản của Campuchia (như gạo, xoài và chuối) được nhập khẩu trực tiếp mà không phải thông qua nước thứ 3. Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội để ngành nông nghiệp Campuchia phát triển trong thời gian tới.

{keywords}
 

Nhận thấy cơ hội đầy tiềm năng từ thị trường mà Phân bón Cà Mau đã xâm nhập và có vị thế trong nhiều năm qua, trong thời gian tới, bên cạnh giữ vững 60% thị phần tại Đồng bằng sông Cửu Long, đơn vị xây dựng chiến lược kinh doanh để thâm nhập sâu rộng hơn nữa vào thị trường Campuchia.

Ngay từ khi bắt đầu có sản phẩm thương mại đầu tiên, Phân bón Cà Mau đã xác định Campuchia là thị trường chiến lược bên cạnh thị trường trong nước. Biên giới Campuchia - Việt Nam trải dài từ một phần Đông Nam Bộ đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ, khá tương đồng về thổ nhưỡng và điều kiện thời tiết.

Theo kết quả đo lường của Công ty Nghiên cứu thị trường Cimigo, có đến 40% thị phần phân urê Campuchia đang sử dụng là do Phân bón Cà Mau cung cấp, tương đương với trên 100.000 tấn mỗi năm. Trong đó có những dòng sản phẩm mang đến bất ngờ cho nông nghiệp Campuchia vì không chỉ tăng năng suất mà còn giảm chi phí canh tác nhờ giảm lượng bón.

Đặc biệt, khách hàng còn hết sức bất ngờ với kết quả thu được từ chương trình thực nghiệm N46 Plus trong 2 năm qua. Là thành quả hợp tác giữa Phân bón Cà Mau và Solvay (Bỉ), đạm xanh N46 Plus ưu việt hơn urê truyền thống rất nhiều, giúp năng suất tăng ít nhất 10% trong khi lượng phân bón giảm tới 30%, thậm chí không tốn chi phí phun xịt thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ đó, rễ khỏe, cây bền, chất lượng hạt trái nâng cao, được các thị trường khó tính nhất chấp nhận, tăng thu nhập cho bà con.

Trong lĩnh vực phân bón, nhu cầu urê của Campuchia vào khoảng 250.000 tấn/năm, trong đó 90% là urê hạt đục, tập trung tiêu thụ tại các vùng nông nghiệp trọng điểm như khu vực Biển Hồ và các tỉnh giáp ranh. Do lợi thế về địa hình vận chuyển so với các thị trường khác nên Phân bón Cà Mau đã giảm thiểu chi phí logistics, thời gian vận chuyển, từ đó duy trì giá bán hợp lý nhằm cạnh tranh vượt trội so với đối thủ trên thị trường Camphuchia.

Bên cạnh đó, thông qua các chương trình hợp tác với các đối tác tại Campuchia là các sở nông nghiệp, trung tâm giống - khuyến nông, Phân bón Cà Mau đã giúp nông dân Campuchia tiếp cận được các sản phẩm phân bón có chất lượng cao và kỹ thuật sử dụng phân bón hợp lý thông qua hàng trăm buổi tập huấn chuyển giao kỹ thuật và hàng chục mô hình trình diễn sản phẩm phân bón chất lượng cao. Thông qua các hoạt động này, thông tin nông nghiệp hữu ích và kỹ thuật được bà con ứng dụng ngay để cải tiến canh nông và chất lượng sản phẩm.

Có thể nói, tính đến thời điểm hiện tại, Phân bón Cà Mau đã chiếm vai trò không thể thay thế, góp phần tạo nên sức cạnh tranh vượt bậc của nền nông nghiệp Campuchia.

Theo Phó Tổng giám đốc PVCFC Nguyễn Thị Hiền, trước tình hình phân bón trong nước thừa cung dẫn đến tồn kho cao, PVCFC đã tìm kiếm thị trường. Cụ thể, vào đầu năm 2013, lô phân bón Cà Mau đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Philippines; năm 2014, PVCFC chính thức tham gia chinh phục thị trường xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu thực sự đáng kể là tại thị trường Campuchia.

Bà Hiền cho biết, thị trường ure Việt Nam từ năm 2011 sau khi có nhà máy ure của Cà Mau thì trở nên dư cung. Hơn nữa, do giá logistic từ vị trí nhà máy đạm ở Cà Mau đưa đi thị trường khu vực Đông Nam bộ và Tây Nguyên và ra ngoài miền Bắc đắt hơn đi Campuchia nên phân bón Cà Mau xuất khẩu chủ yếu đi thị trường Campuchia và xác định đây là thị trường truyền thống mục tiêu của PVCFC.

Được biết, hiện PVCFC có 6 đại lý cấp 1, với 4 nhà phân phối và 2 đại lý thương mại. Mỗi năm hệ thống phân phối tại Campuchia tiêu thụ hết từ 80 - 130 nghìn tấn.

Hiền Anh

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !