Samsung: Doanh nghiệp Việt mới chỉ làm được cái… bao bì

Trong gần 100 doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, chỉ có 7 doanh nghiệp lọt được vào danh sách cung ứng sản phẩm cho một tập đoàn điện tử lớn, nhưng chỉ dừng lại ở cái… bao bì.

Phát biểu tại hội thảo “Phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam” do Bộ Kế hoạch & Đầu tư tổ (KHĐ) tổ chức sáng 11/9, GS. Nguyễn Mại – nguyên Thứ trưởng Bộ KHĐT đã phải thốt lên rằng, “không sản xuất và cung ứng nổi cái ốc vít, cục sạc…. đó nỗi đau của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam”.

Mới chỉ dừng lại ở cái… bao bì

Theo GS. Nguyễn Mại trong khi tỷ lệ linh kiện, nguyên phụ liệu nội địa cung ứng cho sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan là trên 50% thì tỷ lệ này của Việt Nam chỉ khoảng 27,8%. Chính vì lẽ đó giá trị gia tăng của sản phẩm Việt Nam chỉ dừng lại ở con số trên 15%.

Kết quả này, theo GS. Mại là hệ quả của chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) không “khớp” trong tổng thể liên kết giữa các doanh nghiệp nội địa và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI).

Không liên kết đã đành, CNHT Việt Nam cũng không hình thành được các mô hình liên kết theo chiều dọc (mô hình từ nhà cung ứng đầu vào – nhà sản xuất – nhà phân phối…) và chiều ngang (liên kết hợp tác giữa nhà sản xuất cùng loại sản phẩm) để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm quốc gia.

Samsung: Doanh nghiệp Việt mới chỉ làm được cái… bao bì - ảnh 1

Ba tiêu chí then chốt để DN CNHT Việt Nam chen chân vào chuỗi cung ứng linh phụ kiện cho các tập đoàn nước ngoài là: chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng

Thực tế từ việc cung ứng các sản phẩm linh phụ kiện cho Samsung Electronics Việt Nam (SEV), ông Shim Won Hwan – Tổng giám đốc khu tổ hợp sản xuất Samsung tiết lộ, với từng hạng mục sản phẩm riêng Samsung có quy định cụ thể. Bởi thực tế khó có một DN nào có thể cung cấp toàn bộ về số lượng, giá cả hay công nghệ. Hiện có những linh kiện Samsung phải mua từ 3 đơn vị, thậm chí có linh kiện phải mua từ 13 đơn vị khác nhau.

Vậy nhưng, “một điều đáng tiếc là cho tới giờ DN CNHT Việt Nam mới chỉ cung ứng được cho chúng tôi các sản phẩm in ấn, bao bì”-  ông Shim Won Hwan cho hay.

Có được ngành công nghiệp hỗ trợ đã 14 năm, nhưng tới giờ các DN CNHT Việt Nam mới chỉ cung ứng được cho một trong số tập đoàn điện tử lớn đầu tư tại Việt Nam cái… bao bì, mà không sản xuất và cung ứng nổi các ốc vít, cục sạc… “Đấy là nỗi đau của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam” – GS. Nguyễn Mại thốt lên.

Loay hoay, dò dẫm, cứ đi thì sẽ thấy đường?

Ông Jang Hoyoung - Giám đốc bộ phận mua hàng SEV cho biết, mỗi tháng nhà máy của SEV tại Bắc Ninh xuất xưởng 17 triệu chiếc điện thoại, chưa kể các sản phẩm điện tử khác như màn hình máy tính, camera, máy hút bụi… Cứ 400 triệu chiếc điện thoại Samsung được bán ra trên toàn thế giới thì có tới 120 triệu chiếc, khoảng 1/3, là được sản xuất từ nhà máy của SEV tại Bắc Ninh.

GS. Mại quả quyết, “DN CNHT phải tìm mọi cách để bước vào chuỗi cung ứng linh kiện cho các tập đoàn đa quốc gia như Samsung...Không thể nào chấp nhận được việc Việt Nam là cứ điểm lớn sản xuất hàng trăm triệu sản phẩm cho Samsung mà lại để họ đi nhập linh kiện từ nước khác”.

Đồng lòng là phải “chen chân”, nhưng đa số các DN có mặt tại hội thảo đều băn khoăn để vào được chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn như Samsung thì DN phải đáp ứng điều kiện như thế nào?

Theo đại SEV, DN Việt Nam có thể cung cấp được nhiều hơn linh phụ kiện cho SEV nếu đảm bảo được 3 yếu tố then chốt, là chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng.

Tiêu chí đầu tiên là giá. Hiện nay các DN FDI có nhiều chi phí và khoản đầu tư khác nên so với các DN Việt Nam nên sản phẩm họ sản xuất ra sẽ không tốt hơn về giá. Vì thế, giá cả cạnh tranh sẽ là một điểm mạnh để các DN Việt Nam muốn cạnh tranh với các nhà cung cấp nước ngoài.

Ngoài ra, khả năng cung cấp cũng là một vấn đề rất quan trọng. Ví dụ, trong lúc cần kíp DN đặt hàng gấp thì công ty đó có cung cấp được hàng luôn không…

“Chúng tôi phân ra cùng một linh kiện, DN nào mạnh về giá, mạnh về chất lượng, mạnh về khả năng ứng biến, chúng tôi sẽ điều chỉnh nhà cung cấp nước ngoài qua các đợt mua hàng theo yêu cầu khác nhau” - ông Shim Won Hwan chia sẻ.

Trấn an các DN, ông Đỗ Nhất Hoàng – Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) kể, trong buổi giải lao giữa hội thảo nhiều DN phàn nàn với ông, với những tiêu chí đưa ra khá “ngặt nghèo” như của Samsung thì khó có DN CNHT nào hội đủ điều kiện. Song, vị Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, “có đi thì mới thấy đường”. Vị Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài lạc quan, “có thể DN đơn lẻ sẽ không đáp ứng được các điều kiện mà Samsung đưa ra, nhưng nếu biết tập hợp và hỗ trợ nhau thì tôi tin DN nội địa sẽ được “chấm điểm”.

Hiện ngoài Samsung, hiện có rất nhiều tập đoàn sản xuất lớn như LG, Nokia, Canon…. đang tìm kiếm các DN CNHT Việt Nam để hợp tác. Việc hợp tác này sẽ không chỉ phát triển CNHT trong nước, mà giảm chi phí vận chuyển, chi phí lao động … Và ở chiều ngược lại DN CNHT nội có thêm cơ hội học hỏi, nâng cao năng lực sản xuất của chính mình. 

Trường Giang

Chi 17.400 tỷ gom mua, hàng Vip và ‘quý tộc’ Trung Quốc về chợ Việt giá rẻ bèo

Các thương nhân, doanh nghiệp Việt đã chi ra khoảng 17.400 tỷ đồng trong 9 tháng qua để mua rau quả Trung Quốc. Theo đó, rau quả Trung Quốc được bày bán la liệt chợ Việt, hàng Vip và hàng “quý tộc” được bán với giá rẻ bèo.

Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế

Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.

Quả ‘thần dược’ của Trung Quốc tràn sang chợ Việt, giá chỉ 30.000 đồng/kg

Được ví như vị thuốc “thần dược”, hồng táo Trung Quốc đang ồ ạt tràn sang chợ Việt và bán với giá rẻ chưa từng có, thấp nhất từ trước đến nay.

CAEXPO: Sữa yến mạch TH true OAT nhận giải sản phẩm mới được yêu thích nhất

Tại sự kiện xúc tiến thương mại thường niên lớn hàng đầu khu vực ASEAN - Trung Quốc (CAEXPO) lần thứ 21, bộ sản phẩm Sữa yến mạch TH true OAT của Tập đoàn TH xuất sắc nhận giải "Sản phẩm được yêu thích nhất".

Vị trí trung tâm kết nối của Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam

Không chỉ tọa lạc tại khu vực phong thủy thịnh vượng bậc nhất, dự án Sun Urban City Phủ Lý còn đón đầu quy hoạch hạ tầng và tương lai phát triển của tỉnh Hà Nam.

Giá chung cư 'nhảy múa', chênh cả tỷ đồng sau 1 tháng rao bán

Trước nhu cầu cao, nguồn cung khan hiếm, môi giới liên tục báo giá chung cư tăng một cách chóng mặt. Một số "cò" bất động sản được cho là té nước theo mưa, hét giá căn hộ cao hơn từ 500 triệu đến cả tỷ đồng chỉ sau vài tuần rao bán.

Cô gái Cần Thơ thu bộn tiền nhờ nghề độc lạ

Nhờ tạo ra những con vật, đồ vật siêu đáng yêu bằng len, cô gái ở Cần Thơ thu bộn tiền và tạo ra công ăn việc làm cho nhiều sinh viên.

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

6 dấu hiệu nhận biết cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng

Một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm nhất là khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.