Rùng mình cảnh tượng lạc đà nhai xương rồng đầy gai
Cấu trúc miệng đặc biệt giúp lạc đà có thể sống sót với thức ăn là xương rồng đầy gai nhọn trên sa mạc bao la.
Rùng mình cảnh tượng lạc đà nhai xương rồng đầy gai |
Lạc đà vốn được mệnh danh là 'con tàu trên sa mạc', được thuần hóa khoảng 3.000 năm trước, có thể mang vác khoảng 90 kg di chuyển quãng đường vài chục km mỗi ngày.
Cơ thể của chúng phát triển với những đặc tính phù hợp với cuộc sống trong điều kiện khắc nghiệt ở sa mạc, từ móng guốc và lông mi cực dài cho đến miệng rộng có thể nhai được xương rồng.
Video lan truyền cho thấy hai con lạc đà có tên là Baby và Nessie đang nhai những cây xương rồng đầy gai nhọn một cách ngon lành ở khu vực Tucson, Arizona, Mỹ.
Bạn biết đấy, những chiếc gai nhọn có khi dài đến 15 cm trên cây xương rồng vô cùng sắc nhọn, đụng vào là đau chứ đừng nói đến việc nhai nó.
Do đó, bên trong miệng của lạc đà có những cấu trúc hình nón nhô lên gọi là nhú. Nhú có trong miệng, má trong, lưỡi của một số loài, chúng điều khiển thức ăn dịch chuyển theo một hướng, là hướng về phía dạ dày.
Alex Warnock, chủ nhân của những con lạc đà trong video, cho biết lạc đà có vòm miệng cứng, răng của chúng nghiền thức ăn trong khu vực vòm miệng này.Warnock cho biết: "Miệng lạc đà hoạt động giống như một cái cối và cái chày".
Nhú ở lạc đà có bao gồm chất keratin, chất liệu cứng giống như móng tay người. Theo Luis Padilla, giám đốc sức khỏe động vật tại Vườn thú Saint Louis, cấu trúc đó có thể cảm thấy giống nhựa. Nhú khỏe mạnh bảo vệ má và miệng khỏi bị trầy xước, chấn thương, nếu các nhú bị loét hoặc bị cùn có thể là dấu hiệu của việc lạc đà mắc bệnh.
Các động vật khác, kể cả con người, đều có nhú. Vị trí của chúng thường được định vị dưới vị giác trên lưỡi nhưng nhỏ hơn nhiều so với các vị trí được tìm thấy trên lạc đà. Điều này là do sự thích nghi tiến hóa và một chế độ ăn uống khác nhau. Nhiều loài chim ăn cá, bò sát và cá cũng có nhú trên khắp hệ thống đường tiêu hóa của chúng.
Cấu trúc miệng không phải là đặc điểm duy nhất mà lạc đà cần để thích nghi với cuộc sống trong sa mạc. Đôi mắt của lạc đà có một lớp màng mỏng bao phủ để bảo vệ khỏi bão cát. Lông mày rậm, hàng mi dài để đưa cát ra ngoài. Lạc đà cũng có thể khép lỗ mũi, bàn chân to, rộng có nhiều vết chai dày mở rộng và co lại để giúp chúng di chuyển trên cát, địa hình đá.
HD (lược dịch)
Phát hiện loại tắc kè hoa tưởng như đã tuyệt chủng sau 100 năm
Sau 1 thế kỷ, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện cá thể tắc kè hoa Voeltzkow xuất hiện trở lại.