Rửa tiền qua chứng khoán: Khó nhất là truy gốc nguồn tiền!

Đối với thị trường chứng khoán, mỗi ngày, khách hàng có thể thực hiện hàng trăm, thậm chí hàng nghìn giao dịch nên việc truy gốc nguồn tiền trở nên khó khăn nhất hiện nay.

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chính thức hoạt động từ tháng 7/2000 tại TP Hồ Chí Minh. Theo thống kê cho thấy, tính đến cuối năm 2013, mức vốn hóa của TTCK khoảng 964 nghìn tỷ đồng, tương đương 31%GDP. Số lượng tài khoản nhà đầu tư trong và ngoài nước đạt 1,27 triệu tài khoản.

Tinh vi về thủ đoạn

Rửa tiền qua chứng khoán: Khó nhất là truy gốc nguồn tiền! - ảnh 1

Mỗi ngày một nhà đầu tư có thể thực hiện hàng trăm giao dịch trên TTCK

Có thể nói, tuy mới hình thành hơn chục năm nhưng TTCK đã có bước phát triển vượt bậc. Bên cạnh sự phát triển đó, TTCK cũng chứa đựng những rủi ro và tiềm ẩn những yếu tố vi phạm pháp luật, tội phạm, có khả năng ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng, TTCK có thể trở thành mảnh đất màu mỡ mà tội phạm rửa tiền hướng đến để “rửa sạch” các đồng “tiền bẩn” có được từ hoạt động phạm tội.

Các chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán cho rằng, TTCK là nơi bọn tội phạm chú ý lợi dụng để rửa tiền, nhất là thị trường chứng khoán ở những nước chưa có quy định chặt chẽ về kiểm soát nguồn gốc tài chính và chưa có pháp luật về rửa tiền. Theo đó, bọn tội phạm đưa tiền mặt bất hợp pháp đến các trung tâm giao dịch chứng khoán để mua cổ phiếu chứng khoán. Với thủ đoạn hết sức tinh vi, chúng có thể chia nhỏ đồng tiền bằng cách mua nhiều cổ phiếu, sau đó gom các cổ phiếu lại để thành một khoản lớn.

Không những thế, đôi khi, tội phạm rửa tiền còn mua cả cổ phần giả tạo do chính các công ty bình phong phát hành. Bởi chúng thường không quan tâm đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khi chúng lựa chọn để đầu tư, do đó, chúng mua cổ phần chứng khoán bằng mọi giá.

Đối với thị trường chứng khoán liên quốc gia, số cổ phiếu này sau đó có thể được bán ở nước khác để lấy ra đồng tiền hợp pháp, hoặc lợi tức rút ra cũng được xem là một đầu tư hiệu quả và hợp pháp.

Khó truy nguồn “tiền bẩn”

Rửa tiền qua chứng khoán: Khó nhất là truy gốc nguồn tiền! - ảnh 2

Mỗi ngày một nhà đầu tư có thể thực hiện hàng trăm giao dịch trên TTCK

Đặc điểm của TTCK đó là, mỗi ngày một khách hàng có thể thực hiện hàng trăm, thậm chí hàng nghìn giao dịch. Vậy, làm sao để có thể truy gốc nguồn tiền của nhà đầu tư đó. Đây là vấn đề tương đối khó khăn cho các công ty chứng khoán, nhất là hiện nay, nhiều công ty chứng khoán đã thực hiện giao dịch tự động, theo đó nhà đầu tư có thể tự đặt lệnh mua, bán để tự nó chạy mà không cần phải đến tận nơi để giao dịch.

Theo ông Nguyễn Hoàng Ly, Chủ tịch HĐQT Công ty Komtex Việt Nam thì để truy được nguồn tiền của nhà đầu tư, công ty chứng khoán phải xác định ngay từ đầu vào, đó là lúc khách hàng mang tiền đến gửi thì công ty chứng khoán đã phải có sự xác thực từ phía Bộ Công an hay từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

“Thông thường, ở các nước ngoài, các cơ quan có chức năng thực hiện việc phòng chống rửa tiền đều đã có danh sách đen và mỗi 1 nước thường có 1 tổ chức đứng ra tổng hợp danh sách này và sẽ cung cấp cho các ngân hàng. Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam chưa có nên hầu hết các ngân hàng đều phải chủ động làm, nhiều ngân hàng thì tự mua danh sách từ các tổ chức nước ngoài, còn ngân hàng trong nước thì có thể lấy danh sách từ phía Ngân hàng Nhà nước là chính”, ông Ly chia sẻ thêm.

Về vấn đề này, nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán cho rằng, công ty chứng khoán có thể đánh giá nhà đầu tư dựa trên công cụ tự động, với những giao dịch có nghi ngờ. Ví dụ như nếu 1 khách hàng mua rất nhiều cổ phiếu mà không biết đến lời hay lỗ, cũng ko cần biết cổ phiếu đó là gì, chỉ thấy dòng tiền cứ giao dịch qua lại liên tục thì đây có thể nghi ngờ là hành vi rửa tiền.

Tuy nhiên, cũng theo ông Ly, để quản lý tốt nguồn tiền, thường chúng ta phải áp dụng theo 3 mức: Đầu tiên là các công ty chứng khoán phải giám sát được khách hàng của mình và nguồn gốc tiền khi khách hàng đến nộp vào công ty chứng khoán. Thứ 2 là công ty chứng khoán phải phối hợp với NHNN và nhiều tổ chức khác để lấy được hồ sơ về khách hàng cũng như lịch trình chuyển, giao dịch tiền. Thứ 3 là trong quá trình giao dịch các công ty chứng khoán nên thực hiện 2 lớp đánh giá, 1 lớp là các công ty chứng khoáng có thể tự đánh giá giao dịch của từng khách hàng, còn ở sở giao dịch chứng khoán, nơi quản lý các Công ty cũng có hệ thống đánh giá.

“Tuy nhiên, các công ty chứng khoán đều có sự chủ động trước chứ không nên chờ đợi đến lúc phát hiện ra khách hàng có những giao dịch đáng ngờ khi đã xảy ra rồi nhưng vì NHNN chưa có chế tài cụ thể quan trọng nhất vẫn là nếu nó liên quan đến những cá nhân nước ngoài thì nguồn tiền rất có thể bị phong tỏa và lúc đấy người chịu thiệt hại cũng là chính công ty chứng khoán”, ông Ly khuyến cáo.

Nguyễn Hải

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !