Rắc rối thu hồi danh hiệu Hoa hậu của Triệu Thị Hà

Việc thu hồi danh hiệu hoa hậu hay tước danh hiệu hoa hậu, pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể, vì vậy cơ chế xem xét việc thu hồi, tước danh hiệu là không có.

Theo chuyên gia pháp lý, lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch TPHCM có văn bản cho phép Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Quốc tế CIAT thu hồi danh hiệu Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2011 của Triệu Thị Hà, là “vượt quyền”.

Rắc rối thu hồi danh hiệu Hoa hậu của Triệu Thị Hà - ảnh 1

Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2011 Triệu Thị Hà

Bộ cấp phép, Sở lại thu hồi!

Ngày 23/5/2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) TP Hồ Chí Minh có công văn số 2647/SVHTTDL-VP, do ông Võ Trọng Nam - Phó Giám đốc Sở - ký, gửi Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Quốc tế (CIAT) về việc thu hồi danh hiệu Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam lần thứ 2-2011.

Theo đó, ngày 14/4/2014, Sở này nhận được Văn bản số 30/CV-CIAT của Cty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Quốc tế (CIAT) về việc cho phép Cty CIAT được thu hồi lại danh hiệu Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2011 của cô Triệu Thị Hà.

Rắc rối thu hồi danh hiệu Hoa hậu của Triệu Thị Hà - ảnh 2

Qua kiểm tra và xem xét hồ sơ xin phép đề xuất hướng xử lý trường hợp cô Triệu Thị Hà của Công ty, lãnh đạo Sở VH,TT&DL TPHCM đồng ý cho Công ty CIAT được thu hồi danh hiệu Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam lần thứ 2 năm 2011 của Triệu Thị Hà.

TPHCM là đơn vị đăng cai tổ chức cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam lần thứ 2 năm 2011. Sở VH, TT&DL TPHCM cũng là một thành viên Ban tổ chức của cuộc thi. Thế nhưng, điều đáng nói là, cuộc thi này do Bộ VH,TT&DL cấp phép, chứ không phải do Sở cấp phép. Do đó, việc cho phép hay không cho phép thu hồi vương miện đối với Hoa hậu Triệu Thị Hà là thuộc thẩm quyền của Bộ.

Trái luật!

Về công văn Sở đồng ý cho CIAT thu hồi danh hiệu Hoa hậu các dân tộc lần 2 năm 2011 của Triệu Thị Hà, trao đổi với PV, luật sư Trương Anh Tú (Trưởng Văn phòng luật sư Trương Anh Tú, đoàn Luật sư TP Hà Nội), cho biết: “Xét thấy, mặc dù UBND TPHCM phê duyệt, TPHCM là địa phương đăng cai, nhưng Sở không có thẩm quyền trong việc thu hồi hay tước danh hiệu của hoa hậu. Việc Sở ra công văn đồng ý thu hồi danh hiệu của Triệu Thị Hà và đề nghị Công ty CIAT sớm triển khai thực hiện theo ý kiến trên là hành vi vượt quyền”.

Rắc rối thu hồi danh hiệu Hoa hậu của Triệu Thị Hà - ảnh 3

Cũng theo luật sư Trương Anh Tú, mặt khác, về vấn đề thu hồi danh hiệu hoa hậu hay tước danh hiệu hoa hậu, pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể, vì vậy cơ chế xem xét việc thu hồi, tước danh hiệu là không có.

Hơn nữa, pháp luật hiện hành cũng không trao cho bất kỳ đơn vị nào thẩm quyền thu hồi, tước danh hiệu hoa hậu. Do đó, Sở VHTT&DL TPHCM ra văn bản đồng ý cho CIAT tước danh hiệu không có căn cứ pháp lý, không phù hợp quy định pháp luật.

“Về nguyên tắc, bất kỳ cá nhân nào khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp đều có quyền khởi kiện để đảm bảo quyền lợi cho mình. Trong trường hợp này, nếu xét thấy xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của mình, Hoa hậu Triệu Thị Hà hoàn toàn có thể khởi kiện sở VHTT&DL TPHCM”, luật sư Anh Tú nói.

Bồi thường 2 tỷ đồng?

Hiện nay, vụ việc của Hoa hậu Triệu Thị Hà tràn ngập trên các trang thông tin, báo chí với nhiều phát biểu, nội dung gây nhiễu thông tin.

Về biên bản thỏa thuận giữa Triệu Thị Hà và Công ty CIAT có ràng buộc về khoản tiền bồi thường lên tới 2 tỷ đồng, Triệu Thị Hà cho biết, mọi chuyện bây giờ cô sẽ chờ đợi việc xem xét và xử lý từ Cục Nghệ thuật Biểu diễn, cũng như Bộ VH, TT&DL.

Tuy nhiên, trao đổi với PV, luật sư Trương Anh Tú cho rằng, nội dung biên bản trên không đúng quy định của pháp luật. Vì thế, các điều khoản trong biên bản không được pháp luật bảo vệ.

Ngoài ra, trả lời câu hỏi xung quanh ý định từ bỏ danh hiệu hoa hậu cho đến thời điểm này ra sao, Triệu Thị Hà giải thích, “lúc Hà viết tờ đơn xin trả lại vương miện là thời điểm mà Hà cảm thấy bức xúc nhất và buộc phải chọn lựa một trong hai. Hơn nữa, phía Ban tổ chức cũng gây áp lực. Vì vậy, Hà chỉ còn cách viết đơn để giải thoát cho mình, chứ thật tâm không có hoa hậu nào lại muốn trả lại danh hiệu mà mình đã đạt được cả. Bây giờ, mọi chuyện đã thế này, Hà chỉ biết chờ đợi sự giải quyết từ phía cơ quan quản lý”.

Trao đổi với PV Tiền Phong chiều 26/5, ông Võ Trọng Nam – Phó giám đốc Sở VH, TT&DL TPHCM, người ký công văn trên, cho biết: “Nói vượt quyền thì hơi quá. Chúng tôi nhận được đơn của Công ty CIAT đề nghị cho ý kiến về việc thu hồi danh hiệu của Triệu Thị Hà. Công văn của Sở là để trả lời cho đề nghị đó, nhằm giúp Công ty CIAT triển khai các bước tiếp theo để tiến tới thu hồi danh hiệu, chứ Sở không quyết định việc thu hồi”.

Tại sao với tư cách là thành viên Ban tổ chức cuộc thi, Sở không yêu cầu triệu hồi Công ty CIAT và các thành viên khác của ban tổ chức để họp, thống nhất chủ trương và hành động xung quanh sự việc?

Trả lời câu hỏi này, ông Nam nói: “Năm 2013, Công ty CIAT và một số thành viên ban tổ chức cuộc thi có tổ chức họp lại, nhưng Sở không thể tham dự do những nguyên nhân nhất định. Bởi vậy, bây giờ họ xin ý kiến Sở, thì Sở trả lời như công văn trên”.

Nguồn: Tiền Phong

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !