Ra tay thảm sát người thân: Khi con người đã hành động như một... dã thú!

“Sức khỏe tâm thần của người Việt Nam đang có vấn đề thật sự. Khi mà rơi vào trạng thái giống như vượt ngưỡng, con người ta có thể làm những điều cực kỳ khủng khiếp - hành động như một con dã thú chứ không còn là con người biết suy nghĩ, biết kiểm soát”.

Đây là quan điểm của PGS. TS Phạm Mạnh Hà, Phó trưởng Khoa Các khoa Giáo dục, ĐH Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) trả lời Infonet xung quanh những vụ thảm án gần đây.

Vụ thảm sát ở Đan Phượng gây rúng động MXH ngày 1/9.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia tâm lý, ông đánh giá như thế nào về hàng loạt vụ thảm sát diễn ra liên tiếp gần đây. Trong đó, không thể không nhắc đến những vụ án rung động xã hội khi những kẻ ra tay thủ ác với chính người ruột thịt của mình?

PGS. TS Phạm Mạnh Hà: Nhìn rộng ra những vụ thảm sát xảy ra liên tiếp gần đây, hung thủ không chỉ sát hại những người bên ngoài, hàng xóm, bạn bè thân thiết nhau mà ngay cả anh chị em trong gia đình cũng trở thành nạn nhân.

Đây là vấn đề mới xuất hiện, với tần suất nhiều hơn rất đáng báo động. Thậm chí chỉ mới sáng nay thôi (16/9) cũng đã có tình huống một thanh niên giết chết hai bạn nữ sau đó tự tử (vụ việc xảy ra ngay tại quận Cầu giấy, Hà Nội-PV)…

Rõ ràng sức khỏe tâm thần của một phận người Việt Nam đang có vấn đề thật sự. Một trong những yếu tố tâm lý mà người Việt đang mắc phải có thể là do căng thẳng quá, có thể là lo sợ quá, cũng có thể là do lo nghĩ điều gì đó (quá mức-PV) làm cho người ta không kiểm soát được suy nghĩ, hành vi và cảm xúc của mình.

Điều này dẫn các hung thủ rơi vào cơn kích động. Khi mà rơi vào trạng thái giống như vượt ngưỡng, con người ta có thể làm những điều cực kỳ khủng khiếp. Tất cả những trường hợp ra tay thảm sát hàng loạt người thân thời gian vừa qua tôi thấy, họ đều là những người trước đó rơi vào trạng thái cảm xúc bị dâng nén đến cùng cực.

Ví dụ, trường hợp Bùi Xuân Hồng ở Thái Nguyên, vì cho em và cháu vay tiền mà không đòi được; hay người anh (Nguyễn Văn Đông, SN 1966, trú tại xã Hồng Hà, Đan Phượng) xuống ta hạ sát cả nhà em trai do trước đó cũng đã có những xung đột, có sự va chạm mà không giải quyết được.

Những ẩn ức đó, những bức xúc đó cộng với  áp lực của cuộc sống (sự phân hóa trong xã hội càng lớn, trước những rủi do trong cuộc sống con người ngày càng nhiều...) cũng làm con người chúng ta gặp những vấn đề về sức khỏe tâm thần mà không kiểm soát được. Thực sự đây là một vấn đề đáng báo động. Con người hành động như một con dã thú chứ không còn là con người biết suy nghĩ, biết kiểm soát nữa!

Điều này cho thấy, chúng ta đang “bỏ quên” việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân?

PGS. TS Phạm Mạnh Hà: Câu chuyện đặt ra ở đây rõ ràng liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân. Nhiều khi trong cuộc sống mọi người cứ nghĩ, có tiền là đủ, ăn ngon mặc đẹp là đủ. Do đó họ chỉ lo cuộc sống vật chất mà quên đi sức khỏe tâm thần.

Khi mọi người sống trong bầu không khí căng thẳng, sống với stress nhưng lại cố gắng níu giữ trong người hoặc là giải quyết bằng những phương án không khoa học như đi chùa chiền, cúng sao hoặc du lịch không thôi thì... không đủ.

Tôi nghĩ xã hội thực sự cần phải quan tâm đến sức khỏe tâm thần. Có nghĩa là, bất cứ ai khi có những căng thẳng đều cần phải được thăm khám, được điều trị và nên xây dựng cho mình lối sống tích cực. 

Lối sống tích cực làm cho chúng ta sẽ cân bằng hơn, biết cách kiểm soát, biết cách kiềm chế hơn trước các xung đột. Có như vậy mỗi người mới tránh được những bùng phát cảm xúc do bị dồn nén quá lâu, hoặc để những căng thẳng kéo dài dẫn tới những thảm án như thời gian qua.

Tôi thực sự lo ngại khi hiện tại  mọi người cứ chạy theo cuộc sống mưu sinh, tiền bạc … sẽ rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, rất dễ  trở thành con thú mà không kiểm soát được.

Như ông nói, những người có sức khỏe về mặt tâm thần cần được thăm khám, được điều trị… nhưng thưa ông, nhiều khi chính họ cũng không biết bản thân đang gặp vấn đề về tâm lý. Vậy thì làm sao họ có thể tìm đến những sự trợ giúp?

PGS. TS Phạm Mạnh Hà: Vấn đề quan trọng là người thân. Câu chuyện không chỉ xảy ra người lớn mà còn gặp ở cả học sinh – các bạn trẻ. Lứa tuổi này hiện cũng cần được phát hiện, hỗ trợ và điều trị sớm. Bởi nhiều khi một bạn trẻ trước khi gây thảm sát nó đã phải sống trong môi trường, không khí rối loạn tâm lý mà bố mẹ không biết. Vì rõ ràng nhiều khi những kẻ sát nhân thì trước đó, đã là những nạn nhân của vấn đề liên quan đến bạo lực rồi.

Cho nên cha mẹ, quan tâm đến sức khỏe tâm thần của con  của mình để phát hiện, hỗ trợ sớm sẽ giúp cho xã hội sau này bớt đi những người khủng hoảng.

Đối với người lớn, người thân xung quanh cũng cần có sự giao lưu, chia sẻ để hiểu nhau hơn, chia sẻ với nhau nhiều hơn. Bây giờ lối sống của mọi người hoàn toàn cô đơn, cô độc trong xã hội mạng.

Trước đây người ta vẫn nói con người sống tự do giao tiếp với nhau nhưng bây giờ mọi người bị “cầm tù” ngay trong cái smartphone của mình. Mọi người có smartphone là không cần đi ra ngoài đường, không cần đi đâu nữa. Ăn thì cũng đã có người ship đến tận miệng, giao tiếp thì đã có MXH. Con người bị “cầm tù” trong chính ngôi nhà, trong smartphone của mình. Và như vậy con người càng trở nên yếu đuối hơn trong tác động của xã hội cũng như của tâm lý.

Xin cảm ơn PGS.

N.Huyền (thực hiện)
Từ khóa: Sức khỏe tâm thần Thảm sát Đại án PGS. TS Phạm Mạnh Hà Phó trưởng Khoa Các khoa Giáo dục ĐH Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội Thảm án tại Thái Nguyên Thảm án tại Đan Phượng

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh

Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi.

Cao Thái Hà tuổi 34 vui sống độc thân, yêu hết mình nhưng thích tự do

Đi qua nhiều thăng trầm, Cao Thái Hà tận hưởng cuộc sống tích cực, lạc quan. Nữ diễn viên thích yêu nhưng không đặt giới hạn tuổi tác cho việc kết hôn.

Cú liều lúc nửa đêm cứu chàng trai Sơn La khỏi 'sào huyệt' của kẻ buôn người

H. được rủ sang Campuchia làm công việc nhẹ nhàng, lương tháng 10-15 triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau khi nhận việc, H. nhận ra mình đang ở trong ''sào huyệt'' của những kẻ buôn người.

Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai ‘giống chân giò quá vậy’

Có những lần sếp nói những câu làm tôi chỉ muốn òa khóc. Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai “sao giống chân giò quá vậy?”.

Bất ngờ bị tố quấy rối tình dục, nam giám đốc viết thư 'tuyên bố trong sạch'

Luật sư Trần Xuân Tiền chia sẻ, trong quá trình hành nghề, ông từng được biết và nghe về các vụ QRTD mà chính bản thân người quấy rối không cho rằng mình đang quấy rối người khác, đến khi bị tố cáo mới ngớ người.

Cảnh độc đáo ở nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam

Có tuổi đời hàng trăm năm, rặng duối khổng lồ sừng sững bao quanh nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Đang cập nhật dữ liệu !