Ra đảo đuôi rồng, xem gây giống bào ngư "chín lỗ"

Bào ngư Bạch Long Vỹ là loài thân mềm chân bụng trong chi Haliotis, từ mép vỏ gần miệng xoắn gờ thường tạo thành 9 lỗ nên còn được gọi là ốc “cửu khổng” hay “bào ngư 9 lỗ”.
Ra đảo đuôi rồng, xem gây giống bào ngư

Sau chuyến công tác ra đảo Bạch Long Vỹ, gặp ai tôi cũng đều được hỏi thăm: “Có được ăn bào ngư không?”, mới thấy thương hiệu bào ngư gắn bó với huyện đảo thế nào. Nhưng cũng thấy mủi lòng vì thực tế ở đảo mấy ngày mà tôi có được “miếng” bào ngư nào đâu, bởi mang tiếng thế nhưng đặc sản đảo đuôi rồng đâu dễ kiếm.

“Thượng đế” càng khôn, “của trời” càng hiếm

Tỉ tê trò chuyện với một ngư dân bên bờ âu tàu, tôi hỏi: “Bào ngư ngon không mà nhiều người lùng mua thế…?”. Anh này nghênh mặt ra tầm quan trọng: “Chưa được ăn bào ngư bao giờ à?”. Tôi giả bộ lắc đầu, anh được thể hăng lên: “Vứt, vứt… đàn ông mà không biết bào ngư là vứt… ”. Rồi anh kể ra hàng loạt công dụng của đặc sản này, nào là nó bổ tì bổ vị, thông khí huyết, chống suy nhược cơ thể, nhưng quan trọng nhất là giúp các quý ông tăng cường dương lực, “chiến đấu” không biết mệt mỏi… “Chỉ cần ăn vài con là chị em nhớ mình đến chết luôn…” - anh này quả quyết. 

Ra đảo đuôi rồng, xem gây giống bào ngư

Chỉ nghe tả thôi cũng đã “chết thèm”. Từ món nướng, gỏi, xào... rồi cháo bào ngư, nói đến món nào là cảm thấy hai cánh mũi phưng phức với món ấy. Nhưng “đắt” nhất vẫn là món ngâm rượu. Có lẽ chính vì thế mà bào ngư trở thành mục tiêu săn lùng quyết liệt, khiến nguồn ở Bạch Long Vỹ bị khai thác kiệt quệ. Thao thao bất tuyệt một hồi, tự nhiên vẻ mặt anh bạn ngư dân chùng xuống: “Nói thế chứ ngay như tôi đây, hàng năm nay cũng có được hớp rượu bào ngư nào đâu?”. Thì cứ tính, mỗi kg bào ngư tươi bây giờ cũng sáu bảy trăm nghìn đồng, ngâm rượu một lọ lít rưỡi bán rẻ cũng tám trăm nghìn đồng. Dân thường sao dám sờ đến nữa. Anh này còn ghé tai nói nhỏ: “Không cẩn thận, mua phải bào ngư nhập khẩu đông lạnh đưa từ đất liền ra là ăn quả đắng đấy!?”.

Chung một nỗi niềm, thiếu tướng Nguyễn Văn Nam - Phó tư lệnh Bộ đội biên phòng đi cùng chuyến tàu tâm sự: “Ngày trước bào ngư Bạch Long Vỹ con nào con ấy to như vụm bàn tay, giờ kiếm con bằng cái ngón tay cũng khó…”. Kể cũng phải, Bạch Long Vỹ dù có hệ sinh thái rất đa dạng với 274 loài thực vật và 738 loài động vật biển nhưng thực ra chỉ là một hòn đảo nhỏ. Lúc thủy triều xuống thấp nhất, tính cả vùng đá ngập mới khoảng trên 3km², còn bình thường chỉ chừng ở 1,8km²,  một vùng khai thác nhỏ nhoi như thế thì nguồn tự nhiên sao tái tạo kịp để cung cấp cho sự ham muốn của “thượng đế” khắp nơi cơ chứ.

Nỗ lực tìm nguồn tái tạo

Theo tài liệu khoa học, bào ngư Bạch Long Vỹ là loài thân mềm chân bụng trong chi Haliotis, từ mép vỏ gần miệng xoắn gờ thường tạo thành 9 lỗ nên còn được gọi là ốc “cửu khổng” hay “bào ngư 9 lỗ”. Giống này chân rộng, bám chắc vào đá ở vùng nước biển chảy mạnh có độ mặn cao, vì vậy ở vùng biển phía Bắc, bào ngư cũng chỉ xuất hiện ở một số khu vực, trong đó mật độ phân bố cao nhất là vùng đảo Bạch Long Vỹ.

Ra đảo đuôi rồng, xem gây giống bào ngư
Trung tâm nhân giống bào ngư trên đảo

Nhưng từ khi Bạch Long Vỹ được phát triển theo hướng thành trung tâm hậu cần nghề cá, lượng tàu thuyền ra vào âu đảo ngày càng nhiều, tính bình quân có tới 19 nghìn lượt tàu/năm. Số tàu thuyền đến lớn, tỷ lệ thuận với nhu cầu tiêu thụ của người đến càng cao, nguồn bào ngư tự nhiên của huyện đảo bị quét vét vô tội vạ, “lớn bùi, bé mềm” đến nỗi không còn nguồn tái tạo sinh trưởng. Trước thực trạng này, Viện nghiên cứu hải sản (trụ sở đóng tại Hải Phòng) đã xây dựng đề án ươm giống nhân tạo bào ngư, được phê duyệt đầu tư hơn 5 tỷ đồng. Trọng trách được giao cho thạc sỹ Lại Duy Phương gánh vác.

Bắt đầu từ năm 2012, Viện phối hợp với Tổng đội thanh niên xung phong Hải Phòng xây dựng trung tâm giống bào ngư tại Bạch Long Vỹ. Sau một thời nghiên cứu ứng dụng, từ 20 cặp bào ngư bố mẹ được thuần hóa, đến tháng 8-2013, lứa bào ngư gây giống nhân tạo đầu tiên đã ra đời. Thành công ngoài sự mong đợi, tỷ lệ sinh nở từ ấu trùng đạt tới 10%, thạc sỹ Lại Duy Phương vui mừng nói: “Trung tâm đã gây được khoảng 15 vạn con giống, cơ bản đáp ứng các yêu cầu của tự nhiên...”. Theo kế hoạch, sau khi hoàn thiện quy trình, công nghệ sẽ được chuyển giao cho Tổng đội TNXP phát triển nuôi thương phẩm.

Vấn đề đặt ra là, thành công mới chỉ là chủ động nguồn giống, còn bào ngư vẫn phải thả ra tự nhiên mới có thể sinh trưởng thành sản phẩm tiêu chuẩn. Mà sự tồn vong ngoài  phụ thuộc vào việc quản lý khai thác, còn bị tác động rất lớn từ môi trường. Trong khi mấy năm gần đây, môi trường sinh thái Bạch Long Vỹ bị ô nhiễm trông thấy, từ nguồn dầu thải ra của tàu thuyền, đến rác thải sinh hoạt ngày một tăng, chưa kể ô nhiễm từ các vùng bờ thải ra vịnh Bắc Bộ. Thêm nữa, các rạn san hô (là điểm tựa sinh sống và là nguồn cung cấp thức ăn cho bào ngư) quanh đảo cũng đang bị tẩy trắng vì khai thác vô tội vạ.

Chống lại… người, để cứu… bào ngư

Khi còn ở trên đảo, chúng tôi được chứng kiến xác san hô bị sóng đánh dạt vào bờ phía Bắc, lớp này chồng lên lớp kia cao chất ngất. Chưa hết, trên hành trình giữa Bạch Long Vỹ và đất liền, tôi đếm qua cũng có tới hàng chục mảng tảo đỏ kết dính với nhau thành dải kéo dài hàng trăm mét, chiều rộng bình quân 5 mét, rực trên mặt biển. Một cán bộ của Viện nghiên cứu hải sản đi cùng cho biết, đây là hiện tượng nở hoa của tảo biển, khi kết cấu lại dạt vào bờ, chúng tạo ra vùng ô nhiễm cực độc và được gọi là thủy triều đỏ, các loài thủy sản nuôi gặp phải là đi tong. Nhưng một số ngư dân lại suy đoán, đấy là xác thối của những rạn san hô bị phá nổi lên, chẳng biết có căn cứ nào không?

Một chi tiết khác cũng rất đáng lưu ý, mấy năm trước mỗi lần ra đảo, tôi rất thích thú ngắm mặt nước với vô vàn là sứa, con to, con nhỏ lập lờ trôi như hoa biển. Nhưng ra chuyến này, bào ngư chẳng được ăn mà hoa sứa cũng không được ngắm, vì sứa đã bị vét đến tận “sơ sinh”, mới thấy độ tàn phá đến mức nào. Trên tàu về, nhận xét của một sỹ quan biên phòng khiến tôi lưu ý: “Mấy năm trước ở huyện đảo là lớp cán bộ lãnh đạo khác, bây giờ là lớp khác, nguồn hải sản so sánh giữa hai thời điểm khác nhau rõ mồn một!?”. Suy diễn nghe có vẻ “chụp mũ”, nhưng chẳng phải không có lý, vì theo hướng logic thì trách nhiệm “quản” của cán bộ ảnh hưởng tới sự khai thác và bảo tồn lớn lắm chứ.

Ngày 31-12-2013 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 2630/QĐ-TTg về thành lập Khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ. Đây là cơ hội gìn giữ những loài hải sản đặc hữu cho huyện đảo, mà nổi bật trong đó có bào ngư và hải sâm vốn đã thành thương hiệu nổi tiếng. Đoàn công tác thành phố do Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Văn Thành dẫn đầu ra triển khai quyết định, ông rất vui khi được trực tiếp tham gia thả khoảng 6 nghìn cá thể bào ngư giống nhân tạo ra biển. Nhân việc này, Bí thư Thành ủy cũng yêu cầu lãnh đạo huyện đảo và các ngành liên quan nghiên cứu khoanh vùng cấm đánh bắt có thời hạn để tạo thời gian cho các nguồn lợi tái tạo.

Nếu mọi việc suôn sẻ thì tương lai của huyện đảo sẽ có thêm nhiều khoảng sáng. Và biết đâu khi có dịp trở lại Bạch Long Vỹ, tôi sẽ lại được ngắm vũ điệu của sứa biển và nhâm nhi bào ngư nướng với canh hải sâm? Mơ ước thế nhưng có lẽ vẫn còn hơi sớm. Vì tất cả còn chờ kết quả từ những người thực hiện, thôi đành dè dặt nuôi một niềm hy vọng ở tương lai.

Theo ANHP.VN

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !