Quỳnh Dao: 50 năm chịu tiếng cướp chồng, cuộc đời sóng gió như trong tiểu thuyết

Quỳnh Dao là nữ văn sĩ được hàng vạn người hâm mộ với những trang tiểu thuyết ngôn tình vô cùng lãng mạn nhưng đầy bi thương. Bà thành công trên con đường sự nghiệp nhưng lại phải trải qua cuộc đời đầy sóng gió và tình yêu không viên mãn.

Nữ nhà văn Quỳnh Dao

Quỳnh Dao tên thật là Trần Triết sinh năm 1938 trong gia đình cơ bản và nề nếp. Từ nhỏ bà thích đọc sách và đặc biệt yêu thích văn chương. Điều này đã tác động nhiều tới tâm hồn và trái tim của bà.

Bạn bè thường gọi là bằng biệt danh "Lâm Đại Ngọc", nhân vật chính trong tác phẩm kinh điển Hồng Lâu Mộng, vì vẻ ngoài u sầu, tâm tình hay mộng mơ của bà.

Quỳnh Dao thời trẻ được gọi với biệt danh "Lâm Đại Ngọc"

Gia tài của bà là hàng chục bộ tiểu thuyết đồ sộ với nhiều tác phẩm được chuyển thể thành phim tạo dựng tên tuổi cho nhiều sao Hoa Ngữ như Lâm Thanh Hà, Triệu Vy, Lâm Tâm Như. Các tác phẩm nổi tiếng đi cùng năm tháng của bà như Hoàn châu cách cách, Dòng sông ly biệt, Một thoáng mộng mơ ... 

Tuy nhiên, nếu như sự nghiệp sáng tác văn chương càng lừng lẫy bao nhiêu thì tình yêu của nữ sĩ và cuộc sống riêng tư lại nhiều bất hạnh.

Ít ai biết rằng, những câu chuyện tình yêu đau thương lấy nước mắt của bao người lại xuất phát từ chính những gì bà đã trải qua ngoài đời sống.

Quỳnh Dao kết duyên cùngBình Hâm Đào

Năm 18 tuổi, bà có mối tình đầu nhưng khác với tưởng tượng của nhiều người về tình yêu sinh viên, bà đem lòng yêu thầy giáo góa vợ hơn bà 25 tuổi. Gia đình cản trở, tình yêu bất thành, nữ sĩ tìm đến cái chết nhưng bất thành.

Đây cũng chính là câu chuyện tình đầy nước mắt trong cuốn tiểu thuyết sau này của Quỳnh Dao có tên "Bên ngoài cửa sổ".

Năm 1959, bà kết hôn với người chồng đầu tiên tên Khánh Quân cũng là một nhà văn. Tình yêu lãng mạn của hai người lại tiếp tục gặp sự cản trở của gia đình và sức ép của cuộc sống hôn nhân cùng cơm áo gạo tiền. Khánh Quân không gánh vác được gia đình. Họ ly hôn 5 năm sau đó.

Quỳnh Dao và Bình Hâm Đào

Mối tình cuối cùng cũng là mối tình cay đắng nhất của nữ nhà văn Quỳnh Dao với người đàn ông tên  Bình Hâm Đào, tổng biên tập của tờ tạp chí Hoàng Quân. 

Bình Hâm Đào đã có vợ cùng 3 con và điều đó khiến Quỳnh Dao phải chịu điều tiếng trở thành "con giáp thứ 13".

Người vợ của Bình Hâm Đào sau này đã xuất bản một cuốn hồi ký, trong đó cáo buộc Quỳnh Dao chính là người phụ nữ giật chồng, phá vỡ hôn nhân của mình.

Quỳnh Dao từng chia sẻ khi đó bà không yêu cầu Bình Hâm Đào li dị để đến với mình, bà chấp nhận cảnh chung chồng. Nhưng rồi vì nhiều lý do, bà đính hôn với một người đàn ông khác để chấm dứt mối tình không được nhiều người ủng hộ.

Quỳnh Dao, nữ nhà văn tài giỏi nhưng lận đận chuyện tình duyên

Nhưng chính lúc này, Bình Hâm Đào li dị. Và năm 1979, sau 16 năm, kể từ khi li hôn với Khánh Quân, bà danh chính ngôn thuận được ở bên người mình yêu là Bình Hâm Đào khi đã ở độ tuổi 41.

Tuy nhiên, những năm tháng cuối đời, Bình Hâm Đào mắc bệnh và quên hẳn người vợ Quỳnh Dao của mình. Bà và con riêng của ông nảy ra mâu thuẫn gay gắt về cách chăm sóc ông. Cuối cùng, nữ nhà văn để con riêng chăm sóc ông và trở về sống cuộc sống một mình cô quạnh.  Bình Hâm Đào qua đời vào tháng 6/2019 ở tuổi 92.

Hoàng Dung
Từ khóa: Quỳnh Dao Bình Hâm Đào Hoàn châu cách cách

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !