Quy trình chuẩn tiêm vắc xin cho trẻ, cha mẹ phải biết khi đưa trẻ đi tiêm
Tại thông tư hướng dẫn về hoạt động tiêm chủng quy định: Cho đối tượng tiêm chủng hoặc cha mẹ, người giám hộ của trẻ xem lọ vắc xin trước khi tiêm chủng.
Quy trình tiêm chủng vắc xin cho trẻ quy định như thế nào, những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm |
Hà Nội thông tin vụ tiêm nhầm vắc xin Covid-19 cho 18 trẻ: Sức khỏe của 18 cháu hiện ra sao?
Đêm muộn ngày 4/11, Sở Y tế Hà Nội thông tin ban đầu về sự cố y khoa tiêm chủng cho 18 trẻ tại huyện Quốc Oai, Hà Nội.
Người tiêm/người giám hộ việc tiêm chủng được xem lọ vắc xin trước tiêm
Tại Thông tư số 34/2018/TT-BYT do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ký ngày 16/11/2018 quy định chi tiết một số điều của NĐ số 104/2016/NĐ- CP quy định về hoạt động tiêm chủng.
Theo đó, tại điều 11, Chương III Tổ chức tiêm chủng quy định rõ:
Khi thực hiện tiêm chủng:
1. Liều lượng, đường dùng của từng loại vắc xin phải tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tờ hướng dẫn sử dụng vắc xin kèm theo.
2. Vắc xin đông khô phải pha hồi chỉnh theo quy định.
3. Vắc xin được sử dụng theo nguyên tắc: hạn ngắn phải được sử dụng trước, tiếp nhận trước phải sử dụng trước hoặc chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin vần phải sử dụng trước theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc vắc xin từ buổi tiêm chủng trước chưa sử dụng hết được bảo quản theo đúng quy định và sử dụng thuốc.
4. Vắc xin dạng dung dịch sau khi mở bảo quản ở nhiệt độ từ +2 độ C đến +8 độ C và được sử dụng trong buổi tiêm chủng.
5. Dung môi của vắc xin nào chỉ được sử dụng cho vắc xin đó. Vắc xin đông khô sau khi pha hồi chỉnh chỉ được phép sử dụng trong vòng 6 giờ hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
6. Thực hiện tiêm chủng:
Kiểm tra vắc xin, dung môi và bơm tiêm, kim tiêm trước khi sử dụng;
Cho đối tượng tiêm chủng hoặc cha mẹ, người giám hộ của trẻ xem lọ vắc xin trước khi tiêm chủng;
Thực hiện tiêm đúng đối tượng chỉ định tiêm chủng, đúng vắc xin, đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời điểm;
Bơm tiêm, kim tiêm và vật sắc, nhọn sau khi sử dụng phải cho vào hộp an toàn ngay sau khi tiêm, không đậy nắp kim.
Ngoài ra, tại Điều 12, Thông tư cũng quy định về việc theo dõi sau tiêm chủng:
Theo dõi đối tượng tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng tại điểm tiêm chủng;
Hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng;
Tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24h sau tiêm chủng về các dấu hiệu: toàn trạng, tinh thần, ăn ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm, thông báo cho nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường;
Đưa ngay đối tượng tiêm chủng tới các bệnh viện hoặc cơ sở y tế nếu sau tiêm chủng có một trong các dấu hiệu như sốt cao (trên 39 độ), co giật, trẻ khóc thét, quấy khóc kéo dào, li bì, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban và các biểu hiện bất thường khác hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 24h sau tiêm chủng;
Ghi chép: Ghi đầy đủ thông tin vào phiếu hoặc sổ tiêm chủng của đối tượng tiêm chủng và trên hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia và hẹn lần tiêm chủng sau;
Ghi ngày tiêm chủng đối với từng loại vắc xin đã tiêm chủng cho đối tượng tiêm chủng và ghi chép các phản ứng sau tiêm chủng trên hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.
Những điều bố mẹ cần lưu ý
Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm như bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, sởi và viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib.
Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã đưa ra những lưu ý trên trang thông tin của Sở Y tế Hà Nội khi cha mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng.
Cụ thể, trước khi tiêm, tránh cho trẻ ăn hoặc bú quá no, vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ để tránh nhiễm trùng; mẹ mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ của trẻ, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó; Trước khi tiêm, ba mẹ hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ.
Nếu ở những mũi tiêm trước trẻ có dấu hiệu dị ứng, sốt… mẹ nên báo với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.
Sau khi tiêm xong, hãy ở lại theo dõi 30 phút để đề phòng trẻ bị sốc phản vệ. Về nhà, theo dõi xem trẻ có biểu hiện gì bất thường không. Vết tiêm có thể bị sưng đỏ, nổi cục cứng nhưng mẹ không cần quá lo lắng. Sau 24 giờ tiếp theo, mẹ có thể chườm nóng để các vết sưng tấy mau biến mất. Nếu sốt trên 38 độ thì nên đưa trẻ đi bệnh viện.
Không tiêm phòng với những trẻ sinh non, cân nặng dưới 2,5 kg phải tạm thời lùi thời điểm tiêm vắc xin phòng lao. Vắc xin được tiêm trong tháng đầu tiên đến 2 tháng tuổi.
Một số trường hợp khác trẻ cũng không nên tiêm phòng, đó là: trẻ đang mắc bệnh cấp tính, thường biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi, tiêu chảy hay trẻ mắc bệnh liên quan đến sổ mũi, miễn dịch…
Phản ứng sau khi tiêm: Sốt nhẹ, vết tiêm bị sưng đỏ, đau; dị ứng. Ở một số trường hợp, trẻ sẽ gặp phải các phản ứng hiếm gặp như tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não… Đây là những phản ứng nặng, có thể đe dọa tính mạng trẻ nếu bố mẹ không kịp thời đưa con đến bệnh viện.
Bố mẹ cần đưa trẻ đi viện ngay sau khi tiêm phòng nếu con có các biểu hiện bất thường như: Trẻ sốt trên 39 độ C, sốt cao quá 2 ngày; Co giật, chân tay lạnh; Tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường; Bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm…
N. Huyền
Tiêm chủng nhầm vắc xin cho trẻ: Chưa thể đánh giá tác động
Sự cố tiêm nhầm vắc xin Pfizer cho trẻ nhỏ ở Yên Sơn, Quốc Oai, Hà Nội được xem là sự cố nghiêm trọng, quy trình tiêm chủng cho trẻ đã bị bỏ qua.