Quảng Ngãi: Lý Sơn phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW và chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) phát triển, đột phá trong nhiều lĩnh vực nên đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn kinh tế - xã hội, huyện Lý Sơn đã ban hành nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển các mô hình sản xuất nông, ngư nghiệp, bảo vệ môi trường, phát triển hệ thống giao thông, nâng cao đời sống văn hóa ở cơ sở.

Lý Sơn đã xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện cụ thể với quyết tâm chính trị cao nhất nhằm hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW vào thực tiễn nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông, ngư nghiệp và cải thiện đời sống nông dân, nông thôn. Tổ chức quán triệt, phổ biến, triển khai Nghị quyết, chương trình hành động của tỉnh Quảng Ngãi, của huyện Lý Sơn đến toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân từ huyện xuống cơ sở. Qua đó, đã nâng cao nhận thức, huy động được sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình thực hiện.

Tỏi Lý Sơn (Quảng Ngãi) được nhiều khách hàng ưa thích.

Theo UBND huyện Lý Sơn, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, nông nghiệp, nông thôn Lý Sơn đã có những bước tiến vượt bậc. Giá trị ngành Nông, ngư nghiệp của huyện tăng từ 350 tỷ đồng năm 2008 lên trên 800 tỷ đồng năm 2018. Giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác tăng từ 90,7 triệu đồng/năm lên gần 500 triệu đồng/năm, dự kiến năm 2018 đạt 580 triệu đồng.

Huyện Lý Sơn đã hình thành và xây dựng được các mô hình sản xuất hành, tỏi sinh học, sạch, an toàn. Đồng thời triển khai có hiệu quả dự án cấp nước tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp tại hồ chứa nước Thới Lới, triển khai dự án lắp đạt hệ thống pét phun tự động trong tưới tiêu sản xuất nông nghiệp, giảm dần các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư, từng bước hình thành các mô hình sản xuất mới như phát triển nuôi trồng thủy hải sản …

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng từ 35 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng vào năm 2018. Tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 24%, dịch vụ trên 32 %, tỷ trọng ngành nông nghiệp, thủy sản giảm xuống còn 27 %. Với sự “vào cuộc” quyết liệt, thực hiện đồng bộ các biện pháp của cả hệ thống chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế nông, ngư nghiệp của huyện đã có bước phát triển mạnh mẽ về “chất” và “lượng” giải quyết việc làm cho xấp xỉ trên 8.000 lao động…

Chương trình trọng tâm xây dựng nông thôn mới của Lý Sơn đạt được nhiều kết quả toàn diện, nổi bật, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.

Dự kiến đến hết tháng 12/2018, toàn huyện có 1/3 xã đã hoàn thành 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới và đang đề nghị tỉnh Quảng Ngãi công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Lý Sơn phấn đấu đến hết năm 2019, 3/3 xã của huyện về đích nông thôn mới và đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Trong quá trình thực hiện chương trình đã xuất hiện nhiều điển hình về xây dựng nông thôn mới như công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở xã An Hải, An Vĩnh điển hình trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, góp công làm đường giao thông, xây dựng nông thôn mới.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW và chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, kết cấu hạ tầng nông thôn của Lý Sơn phát triển mạnh mẽ. Toàn huyện đã có 100% đường liên xã được bê tông hoặc nhựa hóa, bê tông hoặc cứng hóa trên 95% đường xã và đường liên thôn, xóm , khu dân cư. Hệ thống đường dây, trạm biến áp được đầu tư cải tạo và nâng cấp đảm bảo 100% các hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt. Toàn huyện đã đầu tư xây mới, nâng cấp sửa chữa 6 nhà văn hóa thôn, 6 sân thể thao, 3 công trình trụ sở UBND xã được đầu tư xây mới, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Bên cạnh những kết quả đạt được, huyện Lý Sơn vẫn tồn tại những hạn chế như quy mô sản xuất nông nghiệp của huyện nhìn chung còn nhỏ lẻ, giá trị sản phẩm còn bấp bênh, thương hiệu hành tỏi có nguy cơ bị xâm hại, quan hệ sản xuất còn chậm đổi mới. Việc thu hút nguồn lực đầu tư xã hội hóa ở các xã để xây dựng nông thôn mới còn hạn chế. Đời sống của người nông dân đã nâng lên nhưng so với tốc độ phát triển chung của cả nước và tỉnh Quảng Ngãi còn ở mức thấp…

Theo lãnh đạo UBND huyện Lý Sơn, thời gian tới, huyện Lý Sơn sẽ rà soát, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã, huyện nông thôn mới, nhất là tiêu chí về thu nhập, việc làm, y tế, môi trường, giao thông… Thực hiện đồng bộ các giải pháp để khai thác các tiềm năng thế mạnh của huyện, phát triển kinh tế theo quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ du lịch nhằm tạo việc làm, nâng ca

Hà Oai

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !