Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thuỷ sản: Nhiều hộ dân thoát nghèo
Ứng dụng KHCN trong nuôi trồng thủy sản là giải pháp ưu tiên hàng đầu và đã được triển khai tại nhiều địa phương, nhất là tại các huyện nghèo, xã nghèo. Nhờ đó, cuộc sống người nông dân từng bước thay đổi, nhiều hộ gia đình thoát nghèo bền vững.
Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp nói chung, thủy sản nói riêng đang là hướng đi tất yếu hiện nay. Nắm bắt xu thế này, thời gian qua, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng khoa học và công nghệ vào nuôi trồng, chế biến, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ con tôm, con cá, nhiều hộ gia đình thuộc diện nghèo đã cải thiện cuộc sống, từng bước thoát nghèo.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi giúp dân thoát nghèo |
Với đặc thù là huyện miền núi, hải đảo, có 4 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, do đó, việc giảm nghèo nhanh và bền vững luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện Vân Đồn, Quảng Ninh. Xác định kinh tế thủy sản là mũi nhọn, nên huyện Vân Đồn đã có nhiều giải pháp để khuyến khích phát triển và đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản. Đến nay, toàn huyện có 3.300ha nuôi trồng thủy sản, trong đó nuôi hàu, ngao giá, ốc… là 2.400ha. Hiện toàn huyện có 1.250 hộ nuôi trồng thủy sản, trong đó số hộ nuôi ngao giá, hàu là trên 1.000 hộ với khoảng 2.000 lao động.
Để nâng cao sản lượng nuôi trồng thủy sản, thời gian qua các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn huyện đã tập trung chuyển hình thức nuôi quảng canh, chủ yếu dựa vào điều kiện và nguồn thức ăn tự nhiên sang bán thâm canh với các yếu tố kỹ thuật như cải tạo khu vực nuôi, quản lý quá trình nuôi được quan tâm, áp dụng. Nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác thuỷ sản đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống của người dân; số hộ nghèo giảm từng năm, đời sống của nhân dân ngày được nâng cao.
Hiện nay các mô hình nuôi tôm, cá công nghệ cao xuất hiện ngày một nhiều hơn ở các địa phương có thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản. Điển hình như mô hình nuôi tôm trên cát công nghệ cao tại xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh cho thu nhập 2 - 3 tỷ đồng/ha/năm. Tôm được nuôi ở đây là tôm thẻ chân trắng. Loại tôm này có khả năng chịu đựng sự thay đổi về môi trường tốt hơn so với các đối tượng thủy sản khác, đặc biệt là thời gian nuôi ngắn hơn (3 tháng/vụ). Bên cạnh đó, các hộ nuôi phải đầu tư xây dựng nhà bạt, hệ thống quạt nước, máy sục khí để đảm bảo chống chịu các điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi và đảm bảo cho việc hô hấp của tôm.
Hay như mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ 4.0 kết hợp hầm biogas xử lý môi trường được triển khai tại tỉnh Trà Vinh. Tại đây, Trung tâm khuyến nông quốc gia xây dựng 3 mô hình, quy mô 2 ha/mô hình, mỗi mô hình xây dựng 2 điểm trình diễn quy mô 1 ha/điểm (gồm ao nuôi giai đoạn 1 là 150 mét, ao nuôi giai đoạn 2 là 1.500 mét và hệ thống ao chứa, lắng, xử lý và các công trình phụ trợ khác). Chất thải ao nuôi được đưa vào hầm biogas nên ít tác động xấu đến môi trường nước xung quanh so với nuôi theo quy trình truyền thống hiện nay. Năng suất tôm đạt trên 20 tấn/ha/vụ, hệ số thức ăn dưới 1,2.
Có thể nhận thấy, nuôi trồng thủy sản được xem là ngành kinh tế quan trọng, góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông nghiệp nông thôn tại địa phương, đặc biệt là giúp nhiều địa phương giảm được tỷ lệ hộ nghèo. Tuy nhiên, sự bất lợi của thời tiết do biến đổi khí hậu, những biến động của thị trường khiến người nuôi chịu cảnh thua lỗ. Do đó, việc tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm là vô cùng cần thiết.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, để đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản, các địa phương cần tiếp tục chủ động, tích cực hợp tác với các cơ quan, đơn vị có hoạt động nghiên cứu khoa học để nhận chuyển giao, áp dụng công nghệ sản xuất giống, phòng trị bệnh, dịch vụ thú y thủy sản, hỗ trợ nghiên cứu thị trường.
Tăng cường các lớp tập huấn, phổ biến cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực thủy sản. Triển khai xây dựng công trình hạ tầng, giám sát môi trường nuôi nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để kiểm soát dịch bệnh, môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản. Tiếp tục khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất trang trại cũng như hình thành các hợp tác xã chuyên ngành thủy sản để xây dựng thương hiệu, tạo mối liên kết tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị.
Tiến Quang
Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022
Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo
Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số
Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.
HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững
Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm
Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.
Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo
Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững
Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo
Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo
Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo
Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.