Quảng Nam: Cụ ông 92 tuổi suýt tử vong vì rắn độc cắn

Ngày 5/2, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết, vừa kịp thời cứu sống một cụ ông nguy kịch vì bị rắn độc cắn.

Hôm 3/2, trong lúc đi cắt cỏ, ông P.V.T. (92 tuổi, trú huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) bị rắn cắn. Ông T. tự đắp lá ở nhà và điều trị tại y tế địa phương.

Tuy nhiên, tình trạng sau đó của ông T. diễn tiến nặng nên bệnh nhân được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam điều trị.

Lúc này, chân của ông T. đã sưng phù và xuất huyết nặng vùng mông, đùi. Tại thời điểm cấp cứu, các bác sĩ xác định ông T. bị xuất huyết nặng do rối loạn đông máu dẫn đến suy thận cấp trên nền bệnh nhân lớn tuổi, nguy kịch đến tính mạng.

{keywords}
Ông T. bị xuất huyết nặng vùng mông, đùi do rắn cắn
{keywords}
Bàn chân ông T. bị sưng phù do rắn độc cắn

Để cứu bệnh nhân, các bác sĩ đã tiến hành chống độc đặc hiệu bằng huyết thanh kháng nọc độc rắn.

Trong suốt quá trình điều trị tích cực, cụ T. được truyền 3 đơn vị hồng cầu khối, 23 lọ huyết thanh kháng nọc độc rắn kết hợp với các biện pháp điều trị tích cực chống suy thận cấp. Sau 2 ngày điều trị, đến hôm nay, sức khỏe của bệnh nhân đã dần ổn định.

Bác sĩ Chung Hải (Phó trưởng Khoa Y học nhiệt đới) cho biết, sai lầm lớn nhất của các bệnh nhân bị rắn cắn là chủ quan, không đến ngay bệnh viện để cấp cứu chống độc kịp thời, nên dễ để lại những di chứng nặng nề như: xuất huyết, hoại tử chi, chảy máu nội tạng, nặng hơn là xuất huyết não dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, việc đến trễ còn làm kéo dài thời gian điều trị, tăng chi phí gây tốn kém cho người bệnh và gia đình.

“Để hạn chế thấp nhất những hậu quả khi bị rắn độc cắn, người bệnh nên đến cơ sở y tế cấp cứu, chống độc trong thời gian sớm nhất nhằm điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý chích, rạch vết thương, chọc hút nọc độc và sử dụng các phương pháp dân gian khác…”, bác sĩ Hải khuyến cáo.

Sơn Tùng

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng

Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Thuế thuốc lá thấp khiến tỷ lệ người hút thuốc cao

Nhân Ngày thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không khói thuốc (diễn ra từ 25 đến 31-5), các chuyên gia lại một lần nữa nhấn mạnh, cần phải có những giải pháp tối ưu trong phòng, chống tác hại thuốc lá để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?

Đang cập nhật dữ liệu !