Quảng Bình: Nhiều giải pháp giúp nông dân tiêu thụ nông sản

Bằng nhiều giải pháp linh hoạt, tỉnh Quảng Bình đã và đang nỗ lực kết nối tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Chung tay gỡ khó 

Tại Quảng Bình, các đơn vị, địa phương đã tích cực triển khai chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và thủy sản năm 2021, trong đó ưu tiên các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm như sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao. Nhiều mô hình triển khai có hiệu quả như: Sản xuất lúa chất lượng cao ST25, giống lạc L29, giống ngô ngọt ADI 668, giống ngô PAC789, khoai lang Hoàng Long; chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen; sản xuất rau quả an toàn VietGAP trong nhà lưới; chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả, nhiễm mặn qua nuôi tôm càng xanh, trồng sen, dừa xiêm, đậu xanh, bí…

{keywords}
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được xem là điểm nhấn phát triển của nông nghiệp Quảng Bình đến năm 2030. Ảnh: Mai Anh

Các ngành, địa phương cũng tập trung rà soát nhu cầu để cung ứng đầy đủ các loại giống, chuẩn bị điều kiện tốt nhất triển khai sản xuất Đông Xuân 2021 - 2022 đảm bảo cơ cấu giống, thời vụ; đẩy mạnh chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có hiệu quả cao hơn với diện tích bình quân 1.900 - 2.000ha/năm; tiếp tục hỗ trợ thực hiện cánh đồng lớn trên các cây trồng có lợi thế với diện tích trên 7.300 ha.

Các ngành, địa phương thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động, chủ động nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mai để kịp thời tham mưu giải quyết; hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới. Đặc biệt, các cấp, các ngành đã ban hành văn bản chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp những nội dung liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid -19 và duy trì hoạt động sản xuất công nghiệp, đảm bảo cung ứng, lưu thông hàng hóa, bình ổn thị trường, giá cả; hướng dẫn công tác đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ dân sinh, chợ đầu mối trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn bố trí địa điểm tạm thời, mở lại chợ sau thời gian tạm thời đóng cửa để bảo đảm phòng, chống dịch... Các ngành, địa phương tổ chức hoạt động giao thương, kết nối cung cầu hàng hóa, tăng cường cung cấp thông tin thị trường và xúc tiến thương mại để kết nối cung cầu, gắn sản xuất với lưu thông, tiêu thụ hàng hóa, trong đó chú trọng đến các mặt hàng nông sản; kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh với các kênh phân phối, hệ thống siêu thị, các doanh nghiệp, thương nhân trong và ngoài tỉnh thông qua hình thức trực tuyến, thiết thực, hiệu quả và đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Mặt khác, các sở, ngành, địa phương và lực lượng chức năng thường xuyên theo dõi, bám sát tình hình thực tế để chỉ đạo xử lý giải quyết kịp thời phát sinh ùn tắc giao thông tại địa phương nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, đảm bảo thông thoáng, thuận lợi cho phương tiện vận chuyển, lưu thông hàng hóa, đặc biệt ưu tiên vận chuyển đối với các loại hàng hóa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phục vụ đời sống Nhân dân, hàng hóa cho hoạt động xuất nhập, máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, sản phẩm ngành Y tế và các loại hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh. Các ngành, địa phương cũng thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin có hiệu quả, trong đó ưu tiên cho các đối tượng theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ như lái xe vận tải, người giao hàng; thương nhân; người kinh doanh dịch vụ thiết yếu trong các chợ, siêu thị, các cửa hàng, lao động làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã, hộ kinh doanh, lao động du lịch..., đồng thời đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh để ban hành quy định biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; hướng dẫn tạm thời cách ly, xét nghiệm, di chuyển phòng, chống dịch Covid-19 để kịp thời tạo điều kiện cho việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản.

Đẩy mạnh kết nối trực tuyến

Hiện nay, các doanh nghiệp bưu chính lớn như Bưu điện tỉnh Quảng Bình, Chi nhánh Bưu chính Viettel Quảng Bình đã xây dựng kịch bản triển khai các điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn khi địa phương quyết định áp dụng giản cách xã hội; hỗ trợ vận chuyển, lưu thông hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng thông qua các hệ thống siêu thị, điểm bán hàng lưu động, điểm giao dịch của doanh nghiệp, phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đặc biệt, Bưu điện tỉnh Quảng Bình đã đưa 25 sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; phối hợp với Hội Nông dân tỉnh lập danh sách 3.010 hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh và đề nghị Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam hỗ trợ cấp mã QR để mở gian hàng lên sàn Postmart.vn được nhanh chóng, thuận tiện. Chi nhánh Bưu chính Viettel Quảng Bình cũng đã đưa 60 sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP và sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Quảng Bình lên sàn thương mại điện tử Voso.vn của Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel để kết nối, quảng bá, giao dịch, giới thiệu sản phẩm mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

Mới đây, Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị kết nối giao thương trực tuyến Quảng Bình 2021 với sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất chế biến nông sản tại tỉnh Quảng Bình và các nhà phân phối, siêu thị, trung tâm bán lẻ, sàn thương mại điện tử (Lazada, Voso) tại các đầu cầu TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Phú Yên.

Theo Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình, thông qua hình thức kết nối trực tuyến, ngành Công Thương tỉnh đã kết nối được 52 cặp doanh nghiệp sản xuất - nhà phân phối, bán lẻ ký kết hợp tác sản xuất, phân phối, kinh doanh hàng hóa nông sản. Trong đó, các nhà sản xuất, chế biến nông sản là đơn vị của tỉnh Quảng Bình, đối tác là các siêu thị, trung tâm thương mại, nhà phân phối lớn trong cả nước như Vincom Plaza Hà Tĩnh (Hà Tĩnh); Fresh Ecofarm, Kim Ngưu, Hòa Phú Farm (Đà Nẵng), Vincom Quảng Bình, Co.opmart Quảng Bình…..

Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Bình sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp đã và đang thực hiện, đề xuất với các sở, ngành trong tỉnh giúp địa phương trong khâu quảng bá, giới thiệu nông sản; có giải pháp tiếp cận, kết nối tiêu thụ nông sản với tiểu thương tại các chợ truyền thống, trung tâm thương mại trong và ngoài tỉnh.

Mai Anh

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !