Quảng bá hình ảnh Phật giáo trên tem bưu chính về bảo vật quốc gia
Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử và Hộp đựng xá lị Tháp Nhạn, hai Bảo vật quốc gia đậm dấu ấn Phật giáo, sẽ được quảng bá qua bộ tem bưu chính do Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành ngày 31/7 tới.
Hai Bảo vật quốc gia đậm dấu ấn Phật giáo
Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học. Bảo vật quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận sau khi có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia và được bảo vệ và bảo quản theo chế độ đặc biệt.
Trong số những bảo vật quốc gia mang đậm dấu ấn Phật giáo, có thể kể tới Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử và Hộp đựng xá lị Tháp Nhạn.
Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử (niên đại thế kỷ XIV), có dáng hình cầu, thân tạo nổi 11 múi, mỗi múi giống như hình cánh sen cong tròn. Nắp hộp hình bán cầu, phần tiếp giáp với thân tạo 11 múi chính, là phần đầu khớp với các cánh sen ở phía dưới thân, tạo thành lớp cánh lớn ngoài cùng; giữa nắp là đài sen được bao bọc bởi lớp cánh lớn. Hoa văn được chạm khắc thủ công. Các họa tiết hoa văn, với phần nền gấm vân mây làm nền họa tiết hoa chanh là đặc điểm cho thấy trình độ và kỹ thuật hết sức điêu luyện của nghệ nhân chế tác. Các đường nét và họa tiết hoa văn nhỏ, với nét khắc sắc nét, khỏe khoắn trên nền cốt rất mỏng.
Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, được công nhận là Bảo vật quốc gia tại Quyết định số 2089 ngày 25/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Còn Hộp đựng xá lị Tháp Nhạn có niên đại thế kỷ VII – VIII. Theo các tài liệu tại Bảo tàng Nghệ An, Tháp Nhạn được xây dựng vào thời Đường. Toàn bộ hộp đựng xá lị Đức Phật Thích Ca làm bằng vàng nguyên chất, được chạm trổ tinh xảo. Nắp hộp có gờ mái trùm ngoài thân hộp, trên đỉnh nắp có trang trí hình hoa 6 cánh, có nhụy nhỏ tròn ở chính giữa, xếp liên tiếp tạo thành một khung trang trí chữ nhật.
Hộp đựng xá lị Tháp Nhạn hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ An, được công nhận là Bảo vật quốc gia tại Quyết định số 2089 ngày 25/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Những thông tin và hình ảnh về bộ tem “Bảo vật quốc gia Việt Nam (bộ 2): Đồ vàng” đã được giới thiệu trên fanpage của Công ty Tem Việt Nam, nhận được sự đánh giá cao của những người sưu tập tem bưu chính. Ảnh: Bình Minh |
Quảng bá giá trị của Bảo vật quốc gia trên tem bưu chính
Hình ảnh của hai Bảo vật quốc gia nêu trên sẽ được giới thiệu trên bộ tem bưu chính “Bảo vật quốc gia Việt Nam (bộ 2): Đồ vàng” do Bộ TT&TT phát hành ngày 31/7/2021.
Bộ tem do họa sỹ Nguyễn Du (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế, có khuôn khổ 37 x 37 mm, gồm 4 mẫu: Mẫu 1 về Ấn Sắc mệnh chi bảo (niên đại năm Minh Mệnh thứ 8 - 1827); Mẫu 2 về Ấn vàng “Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo” (niên đại Năm Vĩnh Thịnh thứ 5 - 1709); Mẫu 3 về Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử; Mẫu 4 về Hộp đựng xá lị Tháp Nhạn.
Giá mặt của 4 mẫu tem lần lượt là 4.000 đồng, 4.000 đồng, 6.000 đồng và 12.000 đồng. Bộ tem được cung ứng trên mạng lưới bưu chính đến ngày 30/6/2023.
Hình ảnh các Bảo vật đã được Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Quảng Ninh và Bảo tàng Nghệ An cung cấp và cho phép sử dụng để giới thiệu trên tem bưu chính.
Được biết, năm 2018, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hành bộ tem “Bảo vật quốc gia Việt Nam (bộ 1): Đồ đồng”. Bộ tem do họa sĩ Trần Thế Vinh thiết kế, gồm 4 mẫu tem giới thiệu các bảo vật: Bộ khóa đai lưng bằng đồng (được trưng bày tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ); Thạp đồng Hợp Minh (được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái); Kiếm ngắn Núi Nưa (được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa); Cây đèn đồng hình người quỳ (được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).
Theo dự kiến ban đầu, bộ tem “Bảo vật quốc gia Việt Nam (bộ 2) có chủ đề về đồ gốm, phát hành ngày 5/3/2020. Tuy nhiên, theo một nguồn tin cho biết, vì năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hành bộ tem "Văn hóa Óc Eo" có hình ảnh tương đồng như bộ tem "Đồ gốm" nên Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định thay đổi từ đồ gốm thành đồ vàng.
Có thể nói, các bộ tem bưu chính đã và đang là một kênh truyền thông hữu hiệu, góp phần quảng bá giá trị của bảo vật quốc gia tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước.
Bình Minh
Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”
Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.
Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến
Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.
Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!
Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.
Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.
Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Nhiều mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, vươn lên thoát nghèo.
Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch
Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.
Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số
Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.
Gắn kết tình quân dân
Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng
Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.
Tình người trong đại dịch
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.