Vì sao Mỹ quyết tranh giành "miếng bánh ngon" Bắc Cực với Nga?

Theo báo cáo của truyền thông quốc tế, Mỹ đang đẩy mạnh hiện diện quân sự tại Bắc Cực làm cho cạnh tranh quân sự tại khu vực này càng thêm kịch liệt. Điều này ảnh hưởng lớn đến xu hướng hợp tác và hòa bình ở khu vực Bắc Cực, dẫn tới sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế.

Thời kỳ chiến tranh lạnh, Bắc Cực là tiền duyên chiến lược để Mỹ kiềm chế Liên Xô, Mỹ và NATO đã bố trí nhiều binh lực, hệ thống tên lửa quy mô lớn ở vành đai Alaska – Canada – Greenland – Iceland - Anh và Na Uy. Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, do Liên Xô đã không còn tạo ra được những đe dọa chiến lược đối với Mỹ, Mỹ đã cắt giảm đầu tư vào khu vực Bắc Cực, như rút lực lương thường trưc, đóng cửa các căn cứ, dừng các cuộc diễn tập, buông bỏ khu vưc biên giới Bắc Cực.

Đến thời kỳ Chính phủ Obama, Mỹ “sống lại” mong muốn bá chủ ở Bắc Cực, trên danh nghĩa đối phó biến đổi khí hậu và bảo vệ hòa bình ổn định khu vực, Mỹ đã nhận trách nhiệm là “người quản lý” khu vực này.

Sau khi ông Donal Trump đắc cử Tổng thống, Mỹ bước vào cuộc cạnh tranh nước lớn, mạnh mẽ tiến hành bố trí quân sự ở Bắc Cực, tái thành lập Hạm đội 2, tăng cường binh lực ở Bắc Cực.

Tháng 10/2018, NATO tiến hành một cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn nhất từ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh ở khu vực biên giới Na Uy, tàu sân bay USS Harry S. Truman CVN-75 của Mỹ cũng được điều động đến tham gia diễn tập, điều này cho thấy Mỹ càng ngày càng coi trọng chiến lược ở khu vực Bắc Cực.

Tháng 6/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công bố chiến lược mới ở Bắc Cực, chiến lược mới nhấn mạnh đến tính phức tạp, tính không xác định và tính cạnh tranh chiến lược của môi trường an ninh ở Bắc Cực.

“Miếng bánh Bắc Cực” đang được các cường quốc tranh giành.Nguồn: 81.cn

Ba mục tiêu của Mỹ ở Bắc Cực 

Xuất phát điểm trong chiến lược Bắc Cực của Mỹ là duy trì, bảo vệ an ninh quốc gia và bá quyền quốc tế. Từ sau khi ông Donal Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ, đã thay đổi toàn diện chiến lược Bắc Cực, lấy việc đối phó với sự đe dọa từ Nga làm đường hướng chính, triển khai xoay quanh 3 mục tiêu chiến lược lớn gồm:

Mục tiêu thứ nhất, bảo vệ an ninh lãnh thổ. Bắc Cực là điểm cao quân sự của Bắc Bán cầu, nếu phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ Bắc Cực, chỉ cần tên lửa có tầm phóng đạt tới 8.000 km đã có thể bao phủ toàn bộ nước Mỹ. Ngoài ra, điều kiện phức tạp về điện từ, môi trường biển, khí hậu ở Bắc Cực chính là “khu vực mù thiên nhiên” bảo đảm an toàn của hệ thống tên lửa phòng thủ của Mỹ.

Các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga nằm sâu trong khu vực Bắc Băng Dương vẫn luôn làm Mỹ “đứng ngồi không yên”. Do đó, để bảo vệ quốc gia, Mỹ càng thêm coi trọng khu vực Bắc Cực.

Mục tiêu thứ hai, duy trì thế cân bằng địa chính trị. Bắc Cực là hành lang chiến lược nối liền châu Á, châu Âu và châu Mỹ, Mỹ luôn lo lắng các đối thủ cạnh tranh của mình chiếm trước Bắc Cực để tạo ra cao điểm chiến lược, từ đó phá vỡ ưu thế địa chính trị ở châu Âu, qua đó làm giảm lực ảnh hưởng của Mỹ đối với quốc tế.

Những năm gần đây, Nga thành lập Bộ Chỉ huy chiến lược liên hợp Hạm đội phương Bắc đồng thời thiết lập căn cứ quân sự mới ở Bắc Cực, tăng cường bố trí hệ thống tên lửa phòng không, radar cảnh báo sớm, điều này tạo thành thách thức lớn đối với chủ nghĩa bá quyền của Mỹ.

Các mục tiêu của Mỹ ở Bắc Cực nhằm thực hiện “nước Mỹ trên hết”. Nguồn: 81.cn

Mục tiêu thứ 3, bảo vệ an ninh hàng hải. Cùng với sự biến đổi của khí hậu toàn cầu, đường biển phía Tây Bắc dọc theo bờ biển Canada và đường biển phía Đông Bắc dọc theo bờ biển Siberia đang dần chuyển sang điều kiện thời tiết mùa hè, dự tính khoảng năm 2040 sẽ xuất hiện băng trong mùa hè. Việc khai thông tuyến hàng hải Bắc Cực vừa hạn chế được những ảnh hưởng từ yếu tố trên, vừa rút ngắn khoảng cách hàng hải, làm thay đổi cục diện vận tải biển của toàn cầu, đặc biệt là tuyến hàng hải Tây Bắc có thể kết nối được với bờ biển Đông Bắc nước Mỹ, điều này làm Mỹ thoát khỏi sự phụ thuộc vào kênh đào Panama, do vậy đây sẽ là tuyến đường biển huyết mạch của Mỹ trong tương lai.

Ngoài tuyến hàng hải Bắc Cực thì việc bảo vệ an ninh “khoảng cách GIUK-N” cũng được Mỹ đưa vào chiến lược cực địa. “Khoảng cách GIUK-N” là thuật ngữ chỉ tuyến hàng hải ở vùng biển tiếp giáp với Greenland, Iceland, Vương quốc Anh và Na Uy, nối Đại Tây Dương với Bắc Băng Dương, là tuyến đường quan trọng để NATO ra vào khu vực Đại Tây Dương.

Cách tiếp cận 3 hướng của Mỹ

Thứ nhất, phối hợp với các đồng minh, đối tác; tăng cường bố trí quân sự ở Bắc Cưc. Dựa vào đồng minh là phương châm chiến lược căn bản của Mỹ đối với khu vực Bắc Cực. Trong 8 quốc gia xung quanh Bắc Cực, thì Canada, Đan Mạch, Iceland và Na Uy là đồng minh quân sự của Mỹ; Phần Lan, Thụy Điển là đối tác hợp tác quân sự của Mỹ.

Mỹ đang tận dụng những kinh nghiệm phong phú của những quốc gia này trong việc triển khai các hành động quân sự và khai thác tài nguyên ở Bắc Cực để đẩy nhanh việc bố trí quân sự ở Bắc Cực; đổi mới mạng lưới giám sát hàng không vũ trụ ở khu vực Alaska, miền bắc Canada; tăng cường bố trí thiết bị thông tin và radar mới; chế tạo hệ thống trinh sát, tình báo, thông tin phù hợp với môi trường Bắc Cực.

Đồng thời, Mỹ cũng tham gia diễn tập quân sự “Cây đinh ba”, “Thử thách Bắc cực” và “Phản ứng lạnh” để nâng cao kinh nghiệm hoạt động ở Bắc Cực cho binh lính; tăng cường huấn luyện liên hợp trong điều kiện lạnh, huấn luyện chống ngầm, huấn luyện hành động địa hình đồi núi; nâng cao khả năng hành động quân sự ở khu vực địa cực.

Mỹ muốn mở cảng quân sự ở Bắc Cực. Nguồn: 81.cn

Thứ hai, liên hợp sức mạnh quân – dân, nâng cao khả năng tiến vào Bắc Cực. Do chịu ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt, địa hình phức tạp và các yếu tố khác, các quốc gia Bắc Cực thường áp dụng cách tiếp cận phối hợp giữa quân sự và dân sự để tăng cường sự hiện diện quân sự.

Theo phương pháp này, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng triển khai chiến lược kết hợp các lực lượng giữa các cơ quan chính phủ, tổ chức xã hội với nhân dân Mỹ. Trong tương lai Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ trong việc tăng cường đầu tư nghiên cứu chế tạo tàu phá băng, tham gia rộng rãi vào hoạt động ứng phó thảm họa thiên nhiên do chính phủ lãnh đạo, các nhiệm vụ tìm kiếm và cứu nạn hàng hải, nhất là việc tuyển dụng người bản địa Alaska tham gia vào các hoạt động quân sự, nhằm mục đích nâng cao khả năng vào và ra khu vực Bắc Cực.

Thứ ba, tăng cường đối thoại nội khối nhằm thống trị trật tự Bắc Cực. Mỹ nhấn mạnh địa vị của các quốc gia Bắc Cực, không thừa nhận quyền lợi ở Bắc Cực của các nước ngoài khu vực này, trên cơ sở đó, Mỹ tích cực tham gia vào việc thảo luận xây dựng cơ chế đa phương với các quốc gia Bắc Cực, cạnh tranh quyền thiết lập quy tắc mang tính quốc tế ở Bắc Cực.

Ngoài ra, Mỹ nhấn mạnh, Bắc Băng Dương là vùng biển chung có thể tự do khai thác, Mỹ có quyền hưởng tự do vùng trời, tự do vùng biển, phản đối bất kỳ quốc gia nào có “yêu sách chủ quyền quá mức” ở khu vực này.

Ba thách thức lớn ở Bắc Cực

Mỹ thúc đẩy mạnh mẽ việc bố trí quân sự ở Bắc Cưc, điều này làm Nga phải tăng cường những chiến lược khắc chế. Xét một cách tổng thể trên phương diện diện tích lãnh thổ, lượng tài nguyên chiếm giữ, Nga là quốc gia lớn nhất ở khu vực Bắc Cực, càng quan trọng hơn là, sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, Nga vẫn “miệt mài” hoạt động ở Bắc Cực, do đó có nhiều ưu thế hơn Mỹ trong việc xây dựng căn cứ, bố trí binh lực, huấn luyện chiến đấu ở khu vực này.

Đây là những ưu thế chiến lược của Nga trong cuộc đua với Mỹ ở Bắc Cưc, và trong quá trình Mỹ thúc đẩy chiến lược Bắc Cực, không thể tránh khỏi việc phải cạnh tranh với những ưu thế mạnh mẽ của Nga. Hiện, Nga có hàng chục tàu phá băng được trang bị hiện đại, trong khi đó, Mỹ mới chỉ có 2 tàu phá băng, tính năng cũng tương đối lạc hậu, Mỹ đang tiến hành chế tạo 6 tàu phá băng thế hệ mới, kế hoạch đến năm 2024 sẽ bàn giao đưa vào sử dụng.

Nga đưa tàu chiến đấu phá băng đến Bắc Cực. Nguồn: 81.cn

Nội bộ giữa Mỹ và đồng minh Bắc Cực cũng đang tồn tại những mâu thuẫn, tạo ra không ít khó khăn trong việc bố trí chiến lược ở khu vực này. Đối với đồng minh của Mỹ, viêc làm “con tốt” của Mỹ trong chiến lược kiềm chế Nga cũng tạo ra nhiều nguy cơ đối với an ninh quốc gia của các nước này.

Tháng 9/2018, Tổng Thư ký NATO, Jens Stoltenberg nói rõ: “Các nước NATO nên hợp tác với Nga trong khuôn khổ Hội đồng Bắc Cực”. Cùng với đó, Canada – đồng minh quan trọng của Mỹ trong bố cục chiến lược Bắc Cực đã có những mâu thuẫn sâu sắc với Mỹ trong vấn đề chủ quyền tuyến hàng hải Tây Bắc, Canada đưa tuyến hàng hải này vào vùng biển thuộc chủ quyền của mình và yêu cầu tàu thuyền của các nước chỉ được đi qua khi có sự chấp thuận của Chính phủ Canada, trong khi đó Mỹ kiên trì quan điểm đây là khu vực tự do hàng hải với các nước. Đây là nhân tố chính ảnh hưởng đến hợp tác giữa Mỹ và Canada ở khu vực Bắc Cưc.

Hoàn cảnh môi trường tự nhiên khắc nghiệt ở Bắc Cực là vấn đề nghiêm trọng mà Mỹ buộc phải đối mặt. Hoàn cảnh môi trường tự nhiên khắc nghiệt ở Bắc Cực đòi hỏi những yêu cầu đặc thù đối với việc bảo đảm hậu cần, lắp đặt trang thiết bị, huấn luyện binh lính. Mỹ cần phải bỏ ra nhiều thời gian và tài chính để có thể thích ứng với môi trường này, đây đều là những vấn đề khó mang tính cấp bách mà Mỹ phải giải quyết.

Ngoài ra, trong môi trường điện từ phức tạp ở Bắc Cực, các vệ tinh thông tin trinh sát, trang bị vô tuyến điện hiện có của Mỹ chưa đáp ứng được yêu cầu công tác ở khu vực này, Mỹ cần phải nghiên cứu bố trí hàng loạt trang thiết bị mới để đáp ứng yêu cầu chiến lược ở Bắc Cực.

Đức Trí (lược dịch)
Từ khóa: Bắc Cực Mỹ hiện diện ở Bắc Cực chiến lược Bắc Cực của Mỹ Mỹ đưa quân đến Bắc Cực bố trí quân sự ở Bắc Cực các quốc gia gần Bắc Cực

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !