Trung Quốc tiếp tục là ‘kẻ ngoài rìa’ tại diễn tập hải quân RIMPAC-2020?

Mỹ tiếp tục “gạch tên” Trung Quốc ra khỏi cuộc diễn tập hải quân hoành tráng nhất thế giới RIMPAC-2020, đây được coi là để phản đối những hành động hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Nga – Trung lo lắng khi Mỹ trở lại Thái Bình Dương và ‘lợi hại hơn xưa’

Nga – Trung lo lắng khi Mỹ trở lại Thái Bình Dương và ‘lợi hại hơn xưa’

Sau thời gian “tĩnh dưỡng’ vì Covid-19, hàng loạt lực lượng khủng của Mỹ đã trở lại châu Á – Thái Bình Dương để nâng cao khả năng răn đe đối với hành động của Nga và Trung Quốc thời gian qua.

Hải quân Mỹ gần đây đã xác nhận với truyền thông rằng, tham gia cuộc diễn tập Vành đai Thái Bình Dương 2020 (RIMPAC-2020) tới đây, sẽ có 25 quốc gia và khu vực, Trung Quốc vẫn không nằm trong danh sách được mời.

{keywords}
RIMPAC là cuộc tập trận hải quân “hoành tráng” nhất thế giới. Nguồn: Sina.

Do lo ngại về dịch bệnh Covid-19, RIMPAC-2020 chỉ được tổ chức từ ngày 17 – 31/8 tại vùng biển gần Hawaii. Dự kiến, các khoa mục chính là tập trận chống tàu ngầm, đánh chặn trên biển và diễn tập bắn đạn thật, cuộc diễn tập này sẽ không có bất kỳ hoạt động trên bộ nào.

Theo thông báo của Hải quân Mỹ, cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn nhất thế giới này được đưa ra để "thúc đẩy và duy trì các mối quan hệ đối tác quan trọng để đảm bảo an toàn cho các tuyến đường mở ở Ấn Độ và Thái Bình Dương." Cuộc tập trận sẽ được tiến hành ở vùng biển xung quanh quần đảo Hawaii để "tăng cường khả năng tương tác và quan hệ đối tác chiến lược trên biển".

{keywords}
Trung Quốc tiếp tục bị Mỹ “gạch tên” khỏi RIMPAC-2020. Nguồn: Sina.

Đô đốc John C. Aquilino, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương cho biết: "Trong kỷ nguyên đầy thách thức này, điều quan trọng hơn bao giờ hết là lực lượng hải quân của chúng ta hợp tác để bảo vệ sự sống còn của các tuyến hàng hải và tự do hàng hải qua các vùng biển quốc tế".

Trong năm 2014 và 2016, Trung Quốc đã tham gia cuộc tập trận RIMPAC, nhưng đến năm 2018, Mỹ đã rút lại lời mời tới Trung Quốc để phản đối hành động quân sự hóa Biển Đông sai trái của nước này. Lầu Năm Góc cũng tin rằng, mục đích chính của Trung Quốc khi tham gia diễn tập RIMPAC là nhằm củng cố các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh đối với Biển Đông.

{keywords}
RIMPAC-2018 đã không có sự tham gia của Trung Quốc. Nguồn: Sina.

Theo đánh giá của Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách (CBSA) Mỹ, trước đây Lầu Năm Góc đã phải cân nhắc rất kỹ khi mời Trung Quốc tham gia RIMPAC. "Sự xuất hiện của Trung Quốc tại RIMPAC mang theo rủi ro lớn, đặc biệt là khả năng nước này thu thập tin tức tình báo".

"Trung Quốc đang phát triển các năng lực hiện đại, vì thế việc mời họ tham gia tập trận RIMPAC không có tác dụng ngăn chặn hay thay đổi hành vi", Chuyên gia Bryan Clark nói. Điều đó khiến những hy vọng ban đầu của giới chức quân sự Mỹ về sự thay đổi hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông đã biến thành nỗi thất vọng lớn.

Giới quan sát cho rằng, RIMPAC là cuộc tập trận hàng hải đa quốc gia lớn nhất thế giới và được tổ chức 2 năm/lần ở Haiwaii vào tháng 6 và 7. RIMPAC vốn được Mỹ và Trung Quốc xem là một giải pháp xoa dịu căng thẳng và giảm rủi ro tính toán sai lầm. Việc Mỹ tiếp tục “gạch tên” Trung Quốc khỏi RIMPAC-2020 nhiều khả năng do Trung Quốc đã có những hành động hung hăng trên Biển Đông thời gian qua, khi mà các nước đang tập trung đối phó với dịch Covid-19.

{keywords}
Các hành động hung hăng trên Biển Đông gần đây của Trung Quốc được coi là nguyên nhân Mỹ “gạch tên” Bắc Kinh. Nguồn: Sina.

"Với việc tiếp tục loại Bắc Kinh khỏi RIMPAC, Mỹ đã gửi đi thông điệp rõ ràng rằng Trung Quốc đang đứng ngoài thông lệ quốc tế", giáo sư Carl Schuster từ Đại học Thái Bình Dương Haiwaii nêu quan điểm. Ông nhấn mạnh rằng chính quyền cựu tổng thống Barack Obama mời Trung Quốc tham gia RIMPAC 2016 sau khi Chủ tịch Tập cam kết không quân sự hóa Biển Đông. "Việc rút lại lời mời Trung Quốc là đòn giáng mạnh về mặt ngoại giao, cho thấy Mỹ không tin họ. Điều này giúp Bắc Kinh hiểu rằng họ sẽ phải đối mặt với hậu quả ngoại giao và kinh tế nếu tiếp tục gây hấn ở Biển Đông", chuyên gia Schuster nhấn mạnh.

Được biết, dù không được mời tham gia RIMPAC-2018, Hải quân Trung Quốc vẫn điều tàu trinh sát điện tử Đông Điều lớp 815 tới khu vực ngoài khơi thuộc vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo Hawaii để thu thập thông tin về các tần số tín hiệu được sử dụng trong cuộc tập trận này. Giới quan sát cho rằng, tại cuộc diễn tập RIMPAC-2020, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ điều động nhiều tàu trinh sát hơn nữa, thậm chí là cả máy bay để “thị uy” các quốc gia tham gia tập trận đồng thời cũng khẳng định “vị thế” nước lớn trước Mỹ.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !