Trùng hợp đáng sợ liên quan đến tàu ngầm Nanggala ‘xấu số’ của Indonesia

Tàu ngầm Nanggala xấu số của Indonesia là con tàu thứ hai gặp tai nạn khi đang hoạt động trong số những tàu ngầm cùng lớp, công tác tìm kiếm dự báo là sẽ rất khó khăn.

Ngày 21/4, tàu ngầm KRI Nanggala 402 của Hải quân Indonesia đột nhiên mất tích khi đang tiến hành khoa mục phóng ngư lôi trong một cuộc diễn tập cùng ngày.

Bộ Quốc phòng Indonesia cũng đã chính thức xác nhận, vết dầu loang trên mặt biển vừa tìm được gần vị trí tàu ngầm mất liên lạc là dầu rò rỉ từ con tàu này, Quân đội Indonesia cũng công bố danh sách 53 người trên con tàu ngầm “xấu số” KRI Nanggala 402.

{keywords}
Hình ảnh vệt dầu loang trên biển được Indonesia công bố ngày 22/4. Nguồn: Sina.

Được biết, vào khoảng 3 giờ sáng ngày 21/4 (giờ địa phương), tàu ngầm Nanggala đã biến mất tại vùng biển cách Bali khoảng 95 km về phía bắc. Theo đánh giá của Hải quân Indonesia, tàu ngầm có thể đã rơi xuống một rãnh biển sâu tới 700 mét, trong khi đó, khả năng lặn sâu tối đa của con tàu ngầm cũ này chỉ khoảng 300 mét.

Indonesia đã chính thức yêu cầu hỗ trợ quốc tế, và Singapore, Ấn Độ, Australia, cũng như tất cả các quốc gia có năng lực và trang bị cứu hộ tàu ngầm đã đáp ứng.

Theo báo cáo trên trang Indopolitika của truyền thông Indonesia ngày 22/4, Hải quân Indonesia đã công bố danh sách 53 thành viên trên tàu ngầm Nanggala, đồng thời cho biết trên tàu có ít nhất 53 thành viên thủy thủ đoàn hoặc nhân viên liên quan. Hải quân Indonesia đã cử nhiều đội cứu hộ để tìm kiếm chiếc tàu ngầm.

Tàu ngầm Nanggala của hải quân Indonesia là tàu ngầm thông thường lớp 209/1300 mua từ Đức vào cuối năm 1980. Dự báo, công tác tìm kiếm, trục vớt con tàu này sẽ hết sức khó khăn.

Sự cố với tàu ngầm Nanggala của Indonesia là sự cố chìm tàu thứ 2 của tàu ngầm lớp này. Trước đó, tháng 11/2017, tàu ngầm ARA San Juan của Hải quân Argentina cũng gặp tai nạn dưới nước và chìm xuống độ sâu 800 mét, tất cả 44 người trên tàu đều thiệt mạng. ARA San Juan cũng là tàu ngầm lớp 209.

{keywords}
Tàu ngầm ARA San Juan của Argentina. Nguồn: Sina.

Được biết, ngày 15/11/2017, trong khi đang trở về căn cứ ở thành phố ven biển Mar del Plata, tàu ngầm ARA San Juan bất ngờ bị mất liên lạc với đất liền. Hải quân Argentina cho biết, trước đó, thuyền trưởng tàu ARA San Juan đã báo cáo nước tràn vào ống thông hơi, làm cho một trong các pin của con tàu bị đoản mạch.

Vài giờ sau, “một vụ nổ” được cho là đã xảy ra gần địa điểm tàu ngầm ARA San Juan được xác định lần cuối. Hải quân Argentina nghi ngờ nguyên nhân gây ra vụ nổ có thể là do “hiện tượng hydro cô đặc”.

ARA San Juan là tàu ngầm lớp 209 chạy bằng động cơ diesel của Đức, đưa vào hoạt động khoảng giữa những năm 80 của thế kỷ trước và được tân trang lần gần đây nhất là vào giai đoạn 2008-2014. Với kinh phí tân trang lên tới 12 triệu USD, tàu được thay thế động cơ cùng hệ thống phát năng lượng.

Trong quá trình sửa chữa, các chuyên gia cảnh báo khó khăn vì việc đổi mới liên quan quá trình tích hợp các hệ thống được sản xuất bởi các nhà sản xuất khác nhau, thậm chí chỉ một sai lầm nhỏ nhất trong giai đoạn sửa chữa có thể đẩy sự an toàn của tàu và tính mạng thủy thủ vào nguy hiểm.

Sau khi xảy ra sự cố, phải đến một năm sau Argentina mới tìm thấy xác con tàu này cùng thủy thủ đoàn. Ngày 17/11/2018, Bộ Quốc phòng cùng Hải quân Argentina thông báo Công ty Ocean Infinity của Mỹ đã phát hiện vật thể dài khoảng 600 m dưới đáy đại dương, khẳng định đây chính là tàu ngầm ARA San Juan bị mất tích.

Hải quân Argentina cho biết, tàu ngầm ARA San Juan được phát hiện nằm ở độ sâu hơn 900 m tại khu vực ngoài khơi bán đảo Valdes thuộc vùng Patagonia trên Đại Tây Dương, cách thành phố cảng Comodoro Rivadavia của Argentina khoảng 600 km.

Kể từ khi tàu ngầm ARA San Juan mất tích, Argentina đã nhờ cậy tới 14 quốc gia như Nga, Mỹ, Anh, Na Uy... tham gia chiến dịch tìm kiếm, trong đó Nga và Mỹ là hai nước có kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực tìm kiếm, cứu hộ.

Nga đã điều các tàu nghiên cứu hải dương cùng máy bay vận tải Antonov mang theo một robot có thể dò tìm ở độ sâu 1.000 m dưới đại dương để tìm kiếm. Trong khi đó, Mỹ cũng triển khai các loại máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon, tàu ngầm mini, đồng thời thả phao gắn các thiết bị cảm biến để dò tìm.

Toàn cảnh Nga tập trận quy mô lớn ở Crimea

Toàn cảnh Nga tập trận quy mô lớn ở Crimea

Cuộc quy mô lớn của Nga ở Crimea với sự tham gia của hơn 10.000 binh sĩ, 40 tàu chiến và 1.200 phương tiện chiến đấu.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Vũ khí giúp Nga phá hủy xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ ở Ukraine

Máy bay không người lái Piranha FPV của Nga đã phá hủy chiếc xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ hoạt động ở vùng xung đột Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !