Bất chấp căng thẳng, ba máy bay vận tải quân sự của NATO đến Ukraine

Trong 3 ngày qua, ít nhất 3 máy bay vận tải quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đến Ukraine.

Thông tin trên được hãng tin Interfax-Ukraine cho biết hôm 22/4, sau khi trích dẫn dữ liệu từ các nhà quan sát hàng không phương Tây.

Cụ thể, một chiếc máy bay vận tải quân sự Lockheed C-130J Hercules bay từ căn cứ của Mỹ ở Stuttgart, Đức, nơi đặt trụ sở của Bộ Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Mỹ ở châu Âu và một chiếc Bae 146-200 từ Anh. Ngoài ra, một máy bay vận tải hạng nặng Boeing C-17 Globemaster III của Không quân Canada đã hạ cánh xuống Lviv ở phía Tây Ukraine.

{keywords}
Ukraine đang tìm kiếm sự hỗ trợ quốc tế giữa bối cảnh căng thẳng leo thang với Nga. (Ảnh: Reuters)

Đồng thời, theo ghi nhận của hãng hàng không Omni Air International, công ty chuyên cung cấp dịch vụ thuê máy báy cho Lầu Năm Góc, một chuyến bay thẳng từ Mỹ đến Lviv đã được thực hiện. Tổng cộng, từ ngày 2-12/4, các máy bay quân sự của NATO đã thực hiện ít nhất 6 chuyến bay đến Ukraine.

Cùng ngày, trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba cho biết, Kiev đã yêu cầu Washington giúp đỡ trong việc mua thiết bị tác chiến điện tử để chống lại Moscow.

Ngoại trưởng Ukraine giải thích rằng, ông đã đưa ra yêu cầu trên trong cuộc họp với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vào tuần trước.

Kiev và các quốc gia phương Tây gần đây bày tỏ lo ngại về “các hành động gây hấn” do Moscow gây ra. 

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu chỉ trích Mỹ và NATO tiếp tục có các hành động gây hấn ở vùng trời và vùng biển tại khu vực Biển Đen, trong khi quân đội và các nhà lãnh đạo chính trị Ukraine đang khiến tình hình ở Donbass, miền Đông Ukraine, trở nên bất ổn.

Bộ trưởng Shoigu cáo buộc tình hình quân sự và chính trị “ở khu vực Tây Nam chiến lược vẫn đang căng thẳng, phần lớn là do các động thái của nước ngoài nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự ở biên giới phía Nam và phía Tây của Nga”.

Mới đây, theo Wall Street Journal, Mỹ đang cân nhắc điều tên lửa và các vũ khí khác đến Ukraine trong bối cảnh Nga triển khai quân sự dọc theo đường biên giới phía Đông giáp Ukraine.

Theo đó, các lô hàng viện trợ quân sự cho Ukraine đã được chính quyền Tổng thống Joe Biden thảo luận và có thể bao gồm hệ thống chống tăng, diệt hạm và phòng không.

Chính quyền Tổng thống Zelensky nhiều lần yêu cầu Washington hỗ trợ sau khi Nga gia tăng hoạt động quân sự ở gần biên giới giữa hai nước. Tuy nhiên, Politico cho biết, ông Biden chưa chấp thuận bất kỳ yêu cầu hỗ trợ mới nào và việc cân nhắc điều vũ khí vẫn đang ở giai đoạn ban đầu.

Mỹ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine với số tiền ‘cực khủng’

Mỹ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine với số tiền ‘cực khủng’

Đại sứ Ukraine tại Washington Oksana Markarova hôm 21/4 thông báo trên trang Facebook, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ nhất trí ủng hộ dự luật Đối tác An ninh với Ukraine.

Thanh Bình (lược dịch)

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !