Su-30MK2 Việt Nam không chiến trên cơ J-15 TQ

Theo mạng quân sự Sina của Trung Quốc, chiến đấu cơ J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh "không có cửa" khi đối đầu với máy bay Su-30MK2 Việt Nam được trang bị các tên lửa Vympel tiên tiến.
 Su-30MK2 Việt Nam không chiến trên cơ J-15 TQ - ảnh 1

Lực lượng tiêm kích đa năng SU 30MK2 của không quân Việt Nam

Sau khi chiếm lĩnh được lòng biển để chống lại khả năng tiếp cận của tàu chiến, việc cần làm tiếp theo là kiểm soát bầu trời, ngăn cản máy bay do thám và máy bay tấn công. Theo học thuyết "không lực" Mỹ đưa ra vào 1942, ai kiểm soát được vùng trời, người đó sẽ kiểm soát được cuộc chiến. 

Trong nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam cũng đã tăng cường phát triển lực lượng không chiến với Su-30MK2 để có thể đối đầu với các hiểm họa từ trên không.

Theo RIA Novosti – trang tin quân sự - ngoại giao Nga, vào tháng 8.2013, Việt Nam đã ký hợp đồng mua thêm 12 tiêm kích đa năng Su-30MK2 (biến thể cải tiến hiện đại hơn của Su-30MK) từ Nga với giá khoảng 600 triệu USD (tính cả chi phí thiết bị và vũ khí). Cùng với 2 hợp đồng 8 chiếc Su-30MK2 (2009) và 12 chiếc Su-MK2 (2010), trong tương lai gần, cụ thể là năm 2015 Việt Nam chắc chắn sẽ có 32 tiêm kích thế hệ thứ tư hiện đại Su-30MK2. Ngoài ra, Nga cũng sẽ cung cấp dịch vụ kĩ thuật bảo dưỡng và nâng cấp các chiến đấu cơ Su-27 và Su-30MK hiện có cho Việt Nam.


 Su-30MK2 Việt Nam không chiến trên cơ J-15 TQ - ảnh 2
 Su-30MK2 Việt Nam không chiến trên cơ J-15 TQ - ảnh 3
 Su-30MK2 Việt Nam không chiến trên cơ J-15 TQ - ảnh 4

Các máy bay tiêm kích đa năng SU 30 MK2 của Việt Nam được đánh giá cao do tích hợp nhiều công nghệ điều khiển và vũ khí tác chiến hiện đại

 Su-30MK2 Việt Nam không chiến trên cơ J-15 TQ - ảnh 5

Được đánh giá là mẫu tiêm kích xuất khẩu thành công nhất của Nga hiện nay, dòng Su-30MK được sản xuất nhiều biến thể với những thay đổi theo yêu cầu của khách hàng. Điều này giúp đảm bảo bí mật quân sự cho các khách hàng của Nga, đặc biệt là thông tin chi tiết về Su-30MK và Su-30MK2 của Việt Nam.

Các máy bay Su-30MK2 mà Việt Nam mua là các tiêm kích chuyên về chiến đấu trên biển, phạm vi hành trình lên tới 3.000km, có thể mang theo các loại tên lửa đối không, đối hạm, đối đất, chống radar và bom có điều khiển - những yếu tố đủ đảm bảo cho khả năng đánh chặn, kiểm soát không phận, tác chiến biển, tấn công mặt đất toàn diện. Xét về hiệu suất thì Su-30MK2 hơn hẳn Su-30MK.

Trong đó, điểm khác biệt quan trọng và cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu cho Su-30MK2 so với Su-30MK là hệ thống nhắm mục tiêu quang-điện gắn ngoài. Su-30MK2 có thể gắn thêm các hệ thống nhắm mục tiêu gắn ngoài như Sapan-E, hoặc hệ thống trinh sát điện tử gắn ngoài M400 để gia tăng độ chính xác khi tấn công.

Được biết, Su-30MK luôn có được vị trí cao nhất trong các cuộc triển lãm hàng không và các cuộc diễn tập chung quốc tế nhờ các tính năng tác chiến vượt trội và khả năng siêu cơ động trên không.

Như vào cuối năm 2008, sau khi kết quả cuộc tập trận chung giữa Mỹ, Pháp và Ấn Độ Red Flag được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạp chí Anh Flight – một trong những tạp chí hàng không uy tín nhất đã thực hiện bình chọn máy bay tiêm kích tốt nhất giữa các loại máy bay: Su-30МКI (tiêm kích thế hệ thứ 4, là một biến thể khác của Su-30MK), F-22 Raptor (Chim ăn thịt – tiêm kích thế hệ thứ 5) và F-15 Eagle (Đại bàng - chưa từng bị bắn rơi khi không đối không từ 1976 đến nay).

Kết quả khảo sát từ độc giả thật sự bất ngờ khi máy bay Su-30MKI được 59% ủng hộ, trong khi F-22 Raptor chỉ nhận được 37 % sự ủng hộ, còn máy bay F–15 Eagle chỉ được 4% sự ủng hộ.

Không chỉ được đánh giá cao trên trường quốc tế, Su-30MK2 còn rất phù hợp trong tác chiến bất đối xứng trên không trước các lực lượng mạnh hơn, để ngăn cản việc tiếp cận của không quân đối phương.

Với tốc độ cao, khả năng bay linh hoạt và vũ khí mạnh, Su-30MK2 có thể xộc thẳng vào đội hình đối phương gây hỗn loạn, thực hiện các đợt không chiến tầm gần sở trường để tiêu diệt các tiêm kích khác hoặc phóng tên lửa không đối không tầm xa K100 có tầm bắn 300km để tiêu diệt máy bay chỉ huy, cảnh báo sớm (AWACS) - thành tố quan trọng nhất của đội hình không - hải chiến. Đóng vai trò là ra đa chỉ huy cho đội hình nên nếu AWACS bị tiêu diệt cũng đồng nghĩa với đội hình tác chiến gần như “mù tịt”, từ đó dễ dàng vô hiệu hóa một phần khả năng tấn công của địch.

Chính vì vậy, với Kilo dưới lòng biển và Su-30MK2 trên bầu trời, Việt Nam sẽ có thể dần hoàn thiện chiến lược bất đối xứng của mình.

Theo mạng quân sự Sina của Trung Quốc, chiến đấu cơ J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh "không có cửa" khi đối đầu với máy bay Su-30MK2 Việt Nam được trang bị các tên lửa Vympel tiên tiến.

Vì J-15 có tải trọng thấp, sau khi đã nạp đầy nhiên liệu chỉ mang được 2 tấn vũ khí. Ngoài 2 quả tên lửa chống hạm YJ-83K, chỉ có thể lắp đặt tối đa 2 quả tên lửa đối không tầm ngắn PL-8 (tầm bắn 20km), vì tên lửa đối không tầm trung PL-12 (tầm bắn 70km) quá nặng. Thậm chí nếu thay 2 tên lửa chống hạm bằng 2 tên lửa không đối không tầm trung PL-12, thì khả năng tác chiến cũng thua xa các tên lửa Vympel R-27 và Vympel R-77 trang bị trên Su-30MK2 của Việt Nam có tầm bắn khoảng 100km.

Cùng với hạn chế về lượng bom đạn, J-15 có thể còn không mang nổi khoang điện tử. Điều này sẽ làm cho khả năng tấn công chính xác của số vũ khí vốn đã ít ỏi càng giảm đi rõ rệt.

Nguồn: Vũ Thành Công (Motthegioi.vn)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !