Mỹ thành lập nhóm tác chiến mặt nước ở Biển Đông để làm gì?
Mỹ mới đây đã công khai chiến thuật lạ ở Biển Đông khi thành lập nhóm tác chiến mặt nước ở vùng biển này.
Hải quân Mỹ gần đây đã thực hiện một hành động mới ở Biển Đông. Tin tức mới nhất cho thấy, một tàu tác chiến ven biển và một tàu khu trục của Hải quân Mỹ đã lần đầu tiên thành lập "nhóm tác chiến mặt nước" ở Biển Đông.
Tàu tác chiến ven biển USS Tulsa (LCS-16). Nguồn: Ifeng. |
Trang web chính thức của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ hôm 28/7 thông báo, tàu tác chiến ven biển USS Tulsa (LCS-16) và tàu khu trục tên lửa USS Kidd (DDG-100) đã cùng Hải Đơn vị cơ động rà phá vật liệu nổ số 5 (EODMU 5) của Bộ Tư lệnh Hạm đội thành lập "Nhóm hành động mặt nước" (SAG) và triển khai hoạt động ở Biển Đông.
Theo tuyên bố của Hạm đội Thái Bình Dương, việc thành lập SAG đánh dấu việc tàu khu trục và tàu tác chiến ven biển của Hải quân Mỹ lần đầu tiên hình thành nhóm hành động đặc biệt mặt nước, cho phép các chỉ huy hạm đội có thể điều hành các hoạt động tác chiến trên biển một cách toàn diện, từ trên không, đến mặt nước và dưới nước.
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cũng tuyên bố rằng, "nhóm tác chiến mặt nước" này đã tiến hành diễn tập một số năng lực tác chiến như tác chiến trên mặt nước, đối phó với thủy lôi, tác chiến chống ngầm.
“Việc kết hợp các khả năng của những đội này thành một mối thể hiện cam kết của chúng tôi đối với ổn định khu vực. Khả năng thích ứng của những lực lượng được triển khai là những chỉ dấu rõ ràng về sự hỗ trợ liên tục của Hạm đội 7 đối với một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, chỉ huy Nhóm tác chiến viễn chinh 7 Chris Engdahl nhấn mạnh trong thông báo.
Từ những cảnh quay về địa điểm tập trận do Hạm đội Thái Bình Dương công bố, có thể thấy Quân đội Mỹ đã điều động trực thăng MH-60S và MH-60R trên tàu để thả và vớt tàu lặn tự hành cỡ nhỏ Swordfish.
Được biết, Swordfish Mk18 Mod1 là một tàu lặn không người lái do Văn phòng Hải dương học của Hải quân Mỹ phát triển, nó được chế tạo dựa trên tàu ngầm dân dụng REMUS 100 và có thể lặn ở tốc độ 5 hải lý/giờ và độ sâu tối đa lên đến 100 mét.
Tàu lặn tự hành này được trang bị cảm biến nhiệt độ nước, độ đục của nước biển, sonar quét và camera, có thể thực hiện trinh sát, thăm dò, dò tìm, xác định và định vị thủy lôi dưới nước.
Các thiết bị này cho phép Swordfish tăng cường trinh sát dưới nước để hỗ trợ đổ bộ cũng như tiến hành hoạt động MCM (bao gồm tìm kiếm, phân loại và lập bản đồ; yêu cầu lại và nhận dạng).
Thời gian gần đây, tàu chiến Mỹ thường xuyên hoạt động trên Biển Đông. Theo thông tin từ Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, tàu khu trục USS Pinckney (DDG-91) cũng đã hoạt động ở Biển Đông, thực hiện hoạt động tiếp tế trên biển vào ngày 26/7 và diễn tập phòng chống cháy nổ vào ngày 22/7.
Một tàu khu trục khác của Hải quân Mỹ là USS Benfold (DDG-65) cũng thực hiện diễn tập phòng chống cháy nổ trong chuyến hành trình ở Biển Đông vào ngày 24/7.
Chiến thuật mới của Nga để ‘đập tan’ cuộc tấn công đổ bộ của Mỹ
Chuyên gia Nga mới đây đã đưa ra một chiến thuật hoàn toàn mới trong việc đối phó với hoạt động đổ bộ của Mỹ, UAV cỡ nhỏ là nhân tố then chốt làm nên thành công của chiến thuật này.
Đức Trí (lược dịch)