S-500 của Nga chưa đủ sức mạnh để ngăn chặn Mỹ?
S-500 là hệ thống phòng không mạnh mẽ nhất thế giới nhưng liệu hệ thống này có thể đối phó tên lửa Mỹ hay không thì vẫn cần thời gian chứng minh thực tế.
Theo trang "the drive" của Mỹ, Nga lần đầu tiên công bố thông tin về việc thử nghiệm hệ thống phòng không S-500. Vụ phóng được thực hiện ở Kapustin Yar gần Astrakhan, miền nam nước Nga và bắn hạ một mục tiêu đạn đạo tốc độ cao.
Quân đội Nga hiện đang tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm khác nhau trước khi S-500 đi vào hoạt động, sau khi kết thúc hoạt động thử nghiệm, hệ thống này sẽ chính thức được đưa vào sử dụng, theo dự kiến ban đầu hệ thống này sẽ là một phần của hệ thống phòng không bố trí xung quanh Moscow.
Hệ thống phòng không S-500 mang nhiều kỳ vọng của Nga. Nguồn: Sina. |
S-500 dự kiến sẽ thay thế hệ thống chống tên lửa A-135 hiện được triển khai xung quanh Moscow và bổ sung cho hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-400 đang phục vụ cho Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga. Theo Bộ Quốc phòng Nga, hệ thống tên lửa phòng không S-500 là duy nhất trên thế giới và được thiết kế để đánh chặn vũ khí tấn công từ vũ trụ của đối phương.
S-500 ban đầu được lên ý tưởng thiết kế nhằm đối phó với nhiều loại mục tiêu trên không, bao gồm tên lửa đạn đạo, máy bay và tên lửa hành trình. Giống như nhiều hệ thống phòng không của Nga, S-500 có thể phóng một loạt tên lửa khác nhau tùy theo phạm vi và độ cao của các mối đe dọa trên không.
Hiện vẫn chưa rõ vụ thử mới nhất của hệ thống S-500 sử dụng tên lửa loạt 77N6 hay tên lửa 40N6 của hệ thống S400. Các chuyên gia quốc phòng Nga cũng đưa ra những kết luận khác nhau về tên lửa nào đã được sử dụng trong vụ thử S-500.
Mặc dù hầu hết mọi người đều nghĩ rằng vụ thử là tên lửa 77N6, tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga đã cố tình che khuất các ảnh chụp thử, khiến việc xác định tên lửa khó khăn hơn.
Việc phát triển S-500 bắt đầu vào năm 2009. Kể từ đó, kế hoạch đã nhiều lần bị trì hoãn, trong những năm tiếp theo, thời gian chính thức đưa vào phục vụ của của hệ thống này cũng liên tục bị trì hoãn.
Mặc dù cuộc thử nghiệm mới nhất cho thấy dự án S-500 đang đạt được tiến độ nhưng vẫn còn phải xem liệu nó có được đưa vào sử dụng trước năm 2025 như dự kiến hiện nay hay không.
Một khi được đưa vào phục vụ, S-500 sẽ tăng cường hơn nữa khả năng chống tiếp cận/xâm nhập khu vực (A2/AD) của Quân đội Nga. Hệ thống này có thể được triển khai tại các khu vực chiến lược quan trọng của Nga gần biên giới phía đông của NATO, chẳng hạn như Kaliningrad, Crimea hay ở bờ Biển Đen.
Nga cũng có thể triển khai S-500 ở nước ngoài, chẳng hạn như Syria, điều này sẽ làm phức tạp thêm mối quan hệ vốn đã rất mỏng manh giữa Nga với Mỹ và các đồng minh.
Mặc dù S-400 đã cung cấp cho quân đội Nga một hệ thống chống tên lửa có thể bắn hạ các mục tiêu trên bầu khí quyển và danh sách hàng xuất khẩu vẫn đang được mở rộng, nhưng S-500 sẽ có hiệu suất chống tên lửa mạnh hơn.
Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu quan tâm đến hệ thống S-500. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nói rằng ông hy vọng sẽ hợp tác với Nga để sản xuất loại vũ khí này.
S-500 trái ngược hẳn với hệ thống chống tên lửa A-135. A-135 được phóng từ một hầm chứa cố định và chỉ được triển khai xung quanh thủ đô của Nga. S-500 có khả năng cơ động cao, được triển khai trên phương tiện phóng vận tải 10 x 10 với khả năng cơ động tuyệt vời và khả năng sống sót mạnh mẽ.
S-500 cũng có thể có phiên bản hải quân, sẽ theo mô hình phát triển tương tự như S-300 và S-400. Cả hai loại tên lửa này đều đã được trang bị trên tàu chiến của Hải quân Nga.
Phiên bản hải quân của S-500 có thể được trang bị trên tàu khu trục 10.000 tấn mới mà Nga có kế hoạch phát triển, nhưng số phận của tàu chiến mới đầy tham vọng này vẫn chưa rõ ràng, và có nguồn tin cho rằng kế hoạch này đã bị đình chỉ.
Đối với Nga, chỉ S-500 là không đủ. Xét cho cùng, Mỹ hiện đang nhanh chóng tiến hành hiện đại hóa và nâng cấp các lực lượng hạt nhân chiến lược và phát triển các hệ thống vũ khí chiến lược và chiến thuật mới, bao gồm tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và bệ phóng tên lửa mới.
Trong mọi trường hợp, S-500 có thể đóng một vai trò quan trọng trong khả năng đánh chặn tầm trung của Nga, nhưng để đạt được khả năng phòng không mạnh mẽ là một vấn đề rất phức tạp và còn lâu mới có thể làm được với vũ khí phòng không. Do vậy, để có thể đối phó với tên lửa của Mỹ, Nga cần tiếp tục phát triển thần tốc những hệ thống phòng không tiên tiến hơn nữa.
Siêu UAV Dực Long khắc phục hậu quả mưa lớn ở Hà Nam, Trung Quốc
Bắc Kinh đã xuất động siêu UAV Dực Long tham gia cứu trợ, khắc phục hậu quả mưa lớn gây lụt lội nghiêm trọng tại tỉnh Hà Nam/Trung Quốc.
Đức Trí (lược dịch)