Mỹ bỏ mặc Đức chia rẽ nội bộ để tiếp tục nâng cấp vũ khí hạt nhân

Mỹ đang phớt lờ sự chia rẽ trong nội bộ nước Đức để tiếp tục nâng cấp kho vũ khí hạt nhân của mình ở quốc gia này, đây là những vũ khí hạt nhân chiến thuật có sức công phá khủng khiếp.

Hãng truyền thông Deutsche Welle của Đức mới đây cho biết, Mỹ đã bố trí một số lượng lớn vũ khí hạt nhân ở châu Âu, trong đó Đức là một trong những trọng điểm triển khai. Năm 2010, Quốc hội Đức đã từng quyết định yêu cầu Mỹ rút vũ khí hạt nhân khỏi nước này, nhưng Mỹ vẫn “phớt lờ”, thời gian gần đây lại tiếp tục đưa ra kế hoạch nâng cấp số vũ khí hạt nhân ở Đức.

Vũ khí hạt nhân của Mỹ được triển khai ở nhiều nước đồng minh châu Âu. Nguồn: people.com.cn.

Vũ khí hạt nhân của Mỹ được lưu trữ trong kho ngầm của căn cứ không quân Büchel ở địa hạt liên bang Rhineland-Palatinate (Đức), con số chính xác hiện vẫn chưa được tiết lộ. Chính phủ Đức "không công nhận cũng không phủ nhận điều này", truyền thông Đức tin rằng, việc Mỹ bố trí vũ khí hạt nhân ở Đức đã trở thành điều "mặc định". Elk Corel, thành viên đảng Xanh của Đức mô tả: "Đối với người Đức, đây là một bí mật kinh hoàng, nhưng cũng là một sự thật gần như được biết đến rộng rãi".

Tờ "Tin tức buổi sáng" của Bỉ trích dẫn một báo cáo từ NATO cho biết, Quân đội Mỹ hiện đang triển khai khoảng 150 vũ khí hạt nhân chiến thuật ở châu Âu, chủ yếu bố trí tại Đức, Bỉ, Hà Lan và Italy. Các địa điểm lưu trữ cách nhau vài trăm km, nhằm “không chỉ có thể đảm bảo khả năng sống sót mà còn đảm bảo nhanh chóng sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp”. Số vũ khí hạt nhân được lưu trữ tại căn cứ không quân Büchel ở Đức là 15 – 20 vũ khí.

Bom hạt nhân B-61-3 triển khai ở Đức. Nguồn: people.com.cn.

Deutsche Welle cho biết, tất cả các quốc gia nằm trong hoạt động triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ đều là thành viên của "Thỏa thuận chia sẻ hạt nhân" và chính phủ Đức đã xác nhận điều này. Theo "Thỏa thuận chia sẻ hạt nhân", vũ khí hạt nhân được lưu trữ tại các căn cứ của Đức sẽ được lính Mỹ bảo vệ, khi tiến hành các nhiệm vụ tấn công, chúng được Không quân Đức vận chuyển đến các địa điểm triển khai.

Phi công Wehrmacht của Đức cho biết: "Trước khi chúng tôi nhận được lệnh tấn công hạt nhân, chúng tôi không được nhìn thấy những vũ khí hạt nhân bí mật này, còn bom hạt nhân trong các cuộc diễn tập vận chuyển bom hạt nhân thì chỉ là bom huấn luyện thông thường".

Theo báo cáo, nguyên tắc "Thỏa thuận chia sẻ hạt nhân" yêu cầu các quốc gia thành viên không sở hữu vũ khí hạt nhân cũng được tham gia vào việc ra quyết định và huấn luyện sử dụng vũ khí hạt nhân của NATO, đồng thời cho phép các ý tưởng hoặc ý kiến của các nước này được các quốc gia vũ khí hạt nhân (chủ yếu là Mỹ) chấp nhận hoặc xem xét.

Căn cứ không quân Büchel ở Đức. Nguồn: people.com.cn.

Tuy nhiên, trên thực tế, thỏa thuận này chỉ là “hữu danh vô thực”, theo báo cáo của Deutsche Welle, thực chất của "Thỏa thuận chia sẻ hạt nhân" nhằm đảm bảo quyền lợi của các quốc gia không có vũ khí hạt nhân trong NATO được sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng "vũ khí hạt nhân của Mỹ vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Mỹ". Mặc dù "Nhóm thiết lập kế hoạch hạt nhân" gồm các bộ trưởng quốc phòng của các quốc gia thành viên NATO, nhưng “nhóm này không thể có thêm thông tin và Mỹ cũng không quan tâm đến quan điểm của họ”.

Trung tướng Heinrich Braus của Quân đội Đức, người từng là cựu Phó Tổng Thư ký NATO cho biết, mặc dù có "thỏa thuận chia sẻ hạt nhân", nhưng Mỹ không muốn chia sẻ thông tin về các chính sách và kế hoạch hạt nhân. "Thậm chí, ngay cả trong trường hợp quan trọng nhất của chúng tôi Mỹ cũng có thể cắt đứt việc chia sẻ thông tin hạt nhân, gây thiệt hại cho an ninh quốc gia Đức".

Bom hạt nhân được coi là vũ khí nguy hiểm nhất của Mỹ. Nguồn: people.com.cn.

Phía Mỹ cũng thừa nhận rằng, "Thỏa thuận chia sẻ hạt nhân" chưa thực sự được Mỹ công nhận. Hans Christensen, Giám đốc Chương trình Thông tin Hạt nhân của Liên đoàn Khoa học Mỹ cho biết: "Trong lực lượng Không quân Mỹ, Bộ Tư lệnh Chiến lược hoặc Bộ Quốc phòng, tôi chưa bao giờ nghe ai đề cập đến vấn đề khi sử dụng vũ khí hạt nhân, phải suy nghĩ hay xem xét thái độ của Đức".

Các Nghị sĩ Đức tin rằng, một khi chiến tranh nổ ra, Đức chắc chắn sẽ trở thành một trong những mục tiêu bị đối thủ của Mỹ tấn công đầu tiên, do Đức cho phép Mỹ “ký gửi” vũ khí hạt nhân chiến thuật và điều này chắc chắn là một mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia Mỹ. Hơn nữa, việc Quân đội Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân ở Đức là một dấu hiệu chính trị cho thấy Đức "vẫn đang bị chiếm đóng và Mỹ đang sử dụng các đặc quyền và địa vị của riêng mình để đối xử với Đức".

Được biết, Quốc hội Đức đã thông qua nghị quyết vào tháng 3/2010, yêu cầu Chính phủ nước này hối thúc Mỹ rút tất cả vũ khí hạt nhân đã triển khai ở Đức, nhưng đến nay nghị quyết vẫn chưa được thực thi. Ông Heinrich Braus tin rằng: "Đức không dám thực sự yêu cầu Quân đội Mỹ rút vũ khí hạt nhân, bởi vì điều này sẽ khiến các nước thành viên" thỏa thuận chia sẻ hạt nhân "khác cũng làm theo. Đến lúc đó, không chỉ thỏa thuận sẽ biến mất, ngay cả NATO cũng có thể xuất hiện những mâu thuẫn khó có thể giải quyết".

Bom hạt nhân chiến thuật thế hệ mới B61-12 của Mỹ. Nguồn: people.com.cn.

Điều khiến dư luận Đức tức giận là gần đây có nhiều thông tin cho thấy Quân đội Mỹ dự định nâng cấp các vũ khí hạt nhân này. Lầu Năm Góc có kế hoạch thay thế bom hạt nhân chiến thuật B-61-3, B-61-4 ở Đức bằng bom hạt nhân chiến thuật B-61-12. Đây là một loại bom hạt nhân dẫn đường chính xác mới, có thể được thả từ tất cả các máy bay chiến đấu đang hoạt động ở Mỹ.

Hans Christensen cho biết quả bom hạt nhân mới này “đắt hơn nhiều so với một quả bom có cùng kích cỡ làm từ vàng nguyên chất" và dự kiến sẽ được chuyển đến Đức và các nước châu Âu khác vào năm 2022 - 2024. Theo tin tức từ đài truyền hình ZDF của Đức, dự kiến Mỹ sẽ mang 20 quả bom B61-12, loại bom nguyên tử chiến thuật thế hệ mới, đến lắp đặt tại căn cứ Buechel, mỗi quả có sức công phá gấp 4 lần loại bom đã từng được thả ở Hiroshima, Nhật Bản trong thế chiến thứ II.

Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, các máy bay cường kích của Đức sẽ được phép sử dụng số bom này trong khuôn khổ một chiến lược chung của NATO mang tên "Can dự hạt nhân". Về phía Đức, Chính trị gia Thomas Hitschler, chuyên gia quốc phòng của đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) cho biết, Chính phủ Đức sẽ đầu tư thêm 120 triệu euro để hiện đại hóa căn cứ Buechel.

Đức Trí (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !