Forbes: Nga đã đưa chiến thuật pháo binh lên tầm nghệ thuật
Quân đội Nga tuân theo học thuyết của Liên Xô, theo đó lực lượng quyết định trên chiến trường không phải là xe tăng và bộ binh mà là pháo binh.
Theo Forbes, tất cả các loại quân khác chỉ cần thiết để cung cấp cho “thần chiến tranh” các vị trí thuận lợi để tung ra những đòn nghiền nát đối phương. Và sau đó sử dụng khoảng trống được tạo bởi các khẩu pháo để phòng thủ trước kẻ thù.
“Nga đã đưa các chiến thuật của pháo binh Liên Xô lên tầm nghệ thuật cao. Súng cơ động, các khẩu đội có nhiều máy bay không người lái để trinh sát mục tiêu và điều chỉnh hỏa lực. Các radar trên mặt đất và các hệ thống điện tử khác không chỉ được sử dụng để phát hiện xe bọc thép mà thậm chí còn có khả năng phát hiện và chặn tín hiệu điện thoại di động ở các vị trí của đối phương”, Forbes viết.
Nga đã đưa chiến thuật pháo binh lên tầm nghệ thuật. (Ảnh: RIA) |
Mỗi tiểu đoàn tác chiến của quân đội Nga đều có pháo binh riêng. Còn có các đơn vị khác ở cấp lữ đoàn, sư đoàn và binh chủng - nhưng chính nhóm pháo binh chiến thuật lại gần tiền tuyến nhất và do đó nguy hiểm nhất. Lợi thế nằm ở tốc độ mà nó có thể đáp ứng với những hoàn cảnh thay đổi. Pháo binh của các nhóm chiến thuật có thể tác chiến gần như ngay lập tức, ngay khi trong điều kiện không thuận lợi.
Mỗi nhóm pháo binh chiến thuật có 18 xe pháo tự hành. Trong quân đội Mỹ, những khẩu pháo như vậy nằm trong cấp lữ đoàn, đảm bảo tập trung quyền kiểm soát và sức mạnh chiến đấu. Nhưng chỉ huy tiểu đoàn Nga không cần yêu cầu hỗ trợ hỏa lực trong lữ đoàn - họ có mọi thứ cần thiết. Và chính xác nơi cần thiết đó là đằng sau đội hình chiến đấu của xe tăng và xe chiến đấu bộ binh.
Ngày nay nhờ hiện đại hóa chuyên sâu và liên tục, các nhóm pháo binh chiến thuật có thể nhanh chóng nhận dữ liệu về các mục tiêu từ máy bay không người lái.
Trước đó, Tổng thống Vladimir Putin chỉ rõ rằng, Nga cần cải thiện hơn nữa hệ thống phòng thủ hàng không vũ trụ. Điều này liên quan trực tiếp đến sự phát triển ở các quốc gia hàng đầu về các phương tiện tấn công đầy hứa hẹn với đặc tính tốc độ cao.
Nhà lãnh đạo Nga lưu ý rằng, trong những năm gần đây, khả năng của Lực lượng vũ trang Nga trong lĩnh vực phòng không vũ trụ đã tăng lên đáng kể. Trong khuôn khổ chương trình trang bị vũ khí của Nhà nước, trong 4 năm qua, 25 hệ thống tên lửa phòng không S-400 và hơn 70 máy bay chiến đấu hiện đại đã được cung cấp, hơn 20 tổ hợp S-300 và 90 máy bay được hiện đại hóa. Nhờ đó, hiệu quả của việc bao phủ các đối tượng quan trọng nhất của cơ sở hạ tầng quân sự và công nghiệp đã tăng lên đáng kể.
Đồng thời, theo các quyết định đã được thông qua trước đó, trong những năm tới, hơn 200 máy bay và 26 hệ thống tên lửa phòng không S-350 và S-400, cũng như mẫu sản xuất đầu tiên hoặc các mẫu sản xuất đầu tiên của hệ thống tên lửa phòng không mới nhất S-500 sẽ phải được cung cấp bổ sung cho quân đội. Nhìn chung, tỷ lệ tái trang bị hiện có của lực lượng phòng không - phòng thủ tên lửa sẽ cho phép vào giai đoạn 2025-2027, tỷ lệ vũ khí và trang bị hiện đại ở đây lên ít nhất 80%.
Thanh Bình (lược dịch)
Cựu chuyên gia Liên Hợp Quốc hé lộ về chiến thuật của tàu ngầm Mỹ
Ông Scott Ritter, cựu thành viên Uỷ ban Thanh tra Vũ khí của Liên Hợp Quốc tại Iraq (UNSCOM) chia sẻ với Izvestia hôm 14/2 rằng, tại sao một tàu ngầm Mỹ lại đi vào lãnh hải của Nga.