Điểm yếu ‘chết người’ của Vòm Sắt khiến Israel nhận quả đắng trước Palestine

Truyền thông Mỹ mới đây đã chỉ ra “Gót chân Achilles” của hệ thống Iron Dome mà Israel đang sử dụng để đánh chặn các tên lửa tự chế của Hamas.

Theo Forbes, khi xung đột giữa Hamas và Israel nổ ra, mạng xã hội tràn ngập các video trông giống như phim khoa học viễn tưởng. Trong đó chủ yếu là hàng loạt tên lửa đánh chặn phát sáng bay lên bầu trời đêm, nhiều tên lửa đã bị bắn hạ và rực sáng như một màn “bắn pháo hoa”.

Khi nói về hệ thống phòng thủ Iron Dome của Israel, rất nhiều bình luận cho rằng, xung đột giữa hai bên tương tự như "Chiến tranh giữa các vì sao". Tuy nhiên, thực chất cuộc xung đột Palestine-Israel đang diễn ra chỉ là cuộc đối đầu giữa lực lượng công nghệ cao và công nghệ thấp.

{keywords}
Tên lửa bay trên bầu trời Hamas như một màn pháo hoa khổng lồ. Nguồn: Sina.

Israel sử dụng hệ thống phòng thủ tiên tiến nhất để đối đầu với những tên lửa tự chế đơn giản nhất của Palestine, và điều khó tin nhất đã xảy ra là, vũ khí công nghệ cao của Israel không đủ để Israel đạt được ưu thế trước các vũ khí cổ lỗ sĩ của Palestine.

Hệ thống Iron Dome được sản xuất bởi hãng Các hệ thống phòng thủ tiên tiến Rafael của Israel, và cuộc thử nghiệm đánh chặn đầu tiên đã được tiến hành cách đây 10 năm. Rafael tuyên bố rằng Iron Dome đã đánh chặn hơn 2.500 mục tiêu, với tỷ lệ thành công hơn 90%.

Hệ thống Iron Dome bao gồm một loạt radar phát hiện và theo dõi, trung tâm điều khiển vũ khí và các đơn nguyên phóng tên lửa. Các hệ thống này được triển khai riêng lẻ, khiến vùng phủ sóng của “Vòm sắt” rất lớn.

Sau khi radar của Iron Dome phát hiện và theo dõi các mục tiêu tên lửa bay tới, hệ thống quản lý tác chiến sẽ xác định xem các mục tiêu này có gây ra mối đe dọa hay không và chỉ định một hoặc nhiều đơn nguyên phóng tên lửa để đánh chặn chúng.

Mỗi đơn nguyên phóng tên lửa của "Vòm sắt" được trang bị 20 tên lửa Tamil, tên lửa nặng khoảng 90 kg và có tầm bắn hơn 40 km. Ước tính, giá của mỗi tên lửa là từ 20.000 đến 100.000 USD.

Mặc dù hệ thống "Vòm sắt" rất hiệu quả, hầu hết các tên lửa do Hamas phóng gần đây đều bị đánh chặn. Tuy nhiên, vẫn còn một số tên lửa của Hamas đã xuyên thủng hệ thống phòng thủ và bắn trúng mục tiêu, khiến nhiều người Israel thương vong.

Mặt khác, tên lửa của Hamas không quá phức tạp. Tên lửa Kazan tự chế của họ trong những năm gần đây có kích thước ngày càng lớn, nhưng thiết kế cơ bản của tên lửa không thay đổi. Những tên lửa này được sản xuất trong nước và thân tên lửa là một ống thép hoặc nhôm với các cánh tản nhiệt được hàn trên đó. Tên lửa được trang bị một đầu đạn nổ tự chế và một ngòi nổ được lắp thêm.

Tên lửa "Kazan" không có bất kỳ hệ thống dẫn đường nào và được phóng từ một giá đỡ kim loại đơn giản, cũng được sản xuất trong nước. Tên lửa ban đầu dài khoảng 1,8 m, nặng 36 kg, được trang bị đầu đạn nặng 8 kg và tầm bắn chỉ khoảng 3 km.

Hiện tại, tên lửa lớn nhất mà Hamas sử dụng có trọng lượng hơn 50 kg, có thể được lắp đặt và phóng bởi hai người, nhưng tầm bắn đã vượt quá 30 km. Những tên lửa này nhỏ hơn nhiều so với tên lửa Tamir và chỉ có giá vài trăm USD.

Tên lửa "Kazan" được áp dụng hình thức phóng salvos (phóng đồng thời các loại tên lửa để bắn trúng mục tiêu), có độ chính xác rất thấp và chỉ có thể phóng theo hướng chung của mục tiêu. Việc chúng có thể bắn trúng mục tiêu hay không về cơ bản dựa vào may mắn.

So với các loại vũ khí hiện đại, những đầu đạn thô ráp này ít gây sát thương. Nhưng tác động của tên lửa chủ yếu là tinh thần, có thể buộc người Israel phải gián đoạn cuộc sống bình thường của họ khi báo động vang lên và ẩn náu trong boongke.

{keywords}
 Israel đang lãng phí khi sử dụng Iron Dome để đánh chặn tên lửa tự chế của Hamas? Nguồn: Sina.

Hamas cũng được trang bị một số lượng hạn chế tên lửa "mưa đá" 122mm và các thiết bị quân sự nhập khẩu khác. Những tên lửa này cũng sẽ được phóng độc lập từ bệ phóng mặt đất cố định, mà không phải phóng từ một phương tiện cơ động.

Cho đến nay, Iron Dome đã đạt được nhiều thành công trong việc đánh chặn tên lửa Hamas, nhưng nó cũng có những điểm yếu. Mặc dù Iron Dome có thể đánh chặn một số lượng lớn tên lửa cùng một lúc, nhưng nó cũng có giới hạn, nếu vượt quá giới hạn này, các tên lửa còn lại sẽ vượt qua khả năng đánh chặn. Các cuộc tấn công gần đây của Hamas có vẻ như đang sử dụn chiến thuật “tên lửa bão hòa” để vô hiệu hóa khả năng đánh chặn của Iron Dome.

Ngoài ra, nguồn cung cấp tên lửa Tamil mà Iron Dome sử dụng rất hạn chế và đắt đỏ. Theo báo cáo, Hamas đã cất giữ hàng nghìn tên lửa Kazan và các loại vũ khí khác. Hơn nữa, đôi khi hệ thống Iron Dome sẽ phải phóng hai tên lửa Tamil để có thẻ đánh chặn 2 tên lửa Kazan.

Nếu hết tên lửa Tamil, "Vòm sắt" chỉ còn là “đống sắt vụn”, khi đó con số thương vong có thể tăng lên nhanh chóng. Nguy cơ này buộc Israel phải thực hiện các hành động quân sự khác để phá hủy các bệ phóng tên lửa Kazan của Palestine.

Một nghiên cứu của RAND cho thấy, Iron Dome thậm chí có thể chính là một điểm yếu chiến lược. Bởi vì, thiệt hại do cuộc tấn công bằng tên lửa của Hamas là rất nhỏ nên bất kỳ hành động quân sự nào của Israel đều bị coi là không cân xứng và vô ích.

Việc Israel sử dụng hệ thống “vòm sắt” để đánh chặn các tên lửa tự chế của Hamas đã là hành động khó có thể chấp nhận, nếu vẫn để xảy ra thương vong thì Quân đội Israel sẽ phải đối mặt với sự phẫn nộ của nhân dân trong nước. Người dân sẽ nghĩ rằng chính phủ đã không bảo vệ được người dân của họ, điều này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Chính vì vậy, Israel đã chuyển sang tiến hành không kích để tìm kiếm biện pháp tiết kiệm tên lửa cho Iron Dome. Các cuộc không kích gần đây của Israel đã gây ra một số lượng lớn thương vong ở khu vực Gaza, gấp vài lần số thương vong của Israel. Nhưng điều này lại làm cộng đồng khu vực và quốc tế lên án mạnh mẽ hành động của Israel và có nguy cơ tạo ra hậu quả chính trị mang tính toàn cầu.

Khám phá sức mạnh siêu tên lửa SM-6 block dual II Mỹ bí mật thử nghiệm

Khám phá sức mạnh siêu tên lửa SM-6 block dual II Mỹ bí mật thử nghiệm

Không quân Hải quân Mỹ được cho là đang bí mật thử nghiệm siêu tên lửa không đối không SM-6 block dual II trên máy bay F/A-18F Super Hornet.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Vũ khí giúp Nga phá hủy xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ ở Ukraine

Máy bay không người lái Piranha FPV của Nga đã phá hủy chiếc xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ hoạt động ở vùng xung đột Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !