Chuyên gia tiết lộ vai trò quyết định của pháo binh trong cuộc xung đột ở Donbass
Chia sẻ với Izvestia, chuyên gia quân sự Nga Vladislav Shurygin, cho biết sự xuất hiện của các hệ thống pháo 155 mm sẽ tăng cường sức mạnh cho các đội vũ trang của Ukraine.
“Trong cuộc xung đột ở Ukraine, pháo binh đã trở thành yếu tố quyết định ảnh hưởng đến sự thành công của các hoạt động quân sự. Theo thống kê, 70% mục tiêu hiện đang bị pháo kích bằng pháo binh”, ông Shurygin nói.
Ông Shurygin nói thêm, các binh sĩ và sĩ quan Nga tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt nói rằng chính pháo binh cũng gây ra những vấn đề lớn bởi vì rất khó để che giấu và không hề dễ để kiểm soát chúng.
Chuyên gia tiết lộ vai trò quyết định của pháo binh trong cuộc xung đột ở Donbass. (Ảnh: RIA) |
Tuy nhiên, “Các hệ thống pháo của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ không phải là yếu tố quyết định trên chiến trường”, chuyên gia Nga giải thích.
“Hơn nữa, phần lớn việc đào tạo nhân sự của Kiev được diễn ra theo các chương trình cấp tốc dẫn đến chất lượng chuyên môn kém. Bạn cần phải làm quen với vũ khí mới, nhưng không có đủ thời gian. Các loại pháo này sẽ không ngăn được Lực lượng vũ trang Nga”, ông Shurygin nói thêm.
Cũng theo ông Shurygin, quân đội Nga hiện đang giải quyết thành công các nhiệm vụ chống lại các hệ thống pháo của Ukraine.
“Lực lượng vũ trang Nga sử dụng súng cỡ lớn, xét về tầm bắn chúng vượt quá khả năng của pháo 155 mm của NATO, cũng như nhiều hệ thống tên lửa phóng tầm xa Uragan và Smerch của Ukraine. Hàng không Nga đang tích cực tham gia vào cuộc chiến trên không với sự góp mặt của máy bay trực thăng, và máy bay không người lái”, ông Shurygin cho biết.
Trong một động thái mới đây, ông Vadym Skibitsky, Phó Giám đốc cơ quan tình báo Ukraine, nói với Guardian rằng: “Đây là một cuộc chiến về pháo binh. Chúng tôi đang thua thiệt về khoản này. Tất cả bây giờ phụ thuộc vào những gì mà phương Tây cấp cho chúng tôi”.
“Nếu Ukraine có một khẩu pháo thì Nga phải có tới 10-15 khẩu. Các đối tác phương Tây chỉ cấp cho chúng tôi khoảng 10% những gì họ có”, ông Skibitsky nói.
Theo ông Skibitsky, Ukraine hiện sử dụng khoảng 5.000 đến 6.000 đạn pháo mỗi ngày.
“Chúng tôi đã sử dụng gần hết đạn pháo và đang dùng pháo cỡ nòng 155 mm theo tiêu chuẩn NATO”, ông Skibitsky cho biết.
Ông Skibitsky tin rằng, giai đoạn tới của cuộc xung đột ở Ukraine, Nga sẽ tiếp tục thiên về pháo kích.
Trong tháng xung đột đầu tiên, Nga liên tục tấn công rocket vào các mục tiêu của Ukraine, nhưng 2 tháng sau đó, tốc độ đã chậm lại. Dữ liệu công bố gần đây của quân đội Ukraine cho biết, Nga thực hiện khoảng 10-14 đợt pháo kích mỗi ngày. Mỗi quả rocket có giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu USD.
Nói thêm về tình hình chiến sự hiện nay, ông Skibitsky cho biết, 3 mặt trận trọng tâm là Donbass, vùng Kharkov ở đông bắc, Zaporizhzhia và Kherson ở phía nam.
Tuy nhiên, Nga đang tập trung phần lớn lực lượng ở Donbass, đây cũng là mặt trận khốc liệt nhất. Ở Kharkov, Nga thiên về phòng ngự sau khi Ukraine phản công, giành lại quyền kiểm soát một số làng và thị trấn.
Ở Zaporizhzhia và Kherson, khu vực mà Nga gần như kiểm soát hoàn toàn, Moscow cũng xây dựng nhiều lớp phòng thủ để bảo vệ thành quả của chiến dịch.
“Hiện giờ việc giành lại lãnh thổ rất khó khăn. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần thêm vũ khí. Nếu họ chiếm được Donbass, họ có thể dùng đó làm bàn đạp để tấn công Odessa”, ông Skibitsky nhấn mạnh.
Thanh Bình (lược dịch)
Chuyên gia Nga nói gì về sự nguy hiểm của ‘sát thủ diệt hạm’ Harpoon?
Chuyên gia quân sự Dmitry Boltenkov chia sẻ với Izvestia (Nga) rằng, vũ khí chống hạm nào cũng là thứ nguy hiểm nên không thể không kể đến tên lửa Harpoon của Mỹ.
Thực hư tin đồn Ukraine ‘che giấu’ Mỹ về tình hình thực tế ở Kiev
New York Times hôm 8/6 dẫn thông tin từ các quan chức giấu tên cho hay, Ukraine đang che giấu thông tin đầy đủ về tình hình đất nước với Mỹ vì lo ngại nguồn cung vũ khí sẽ chậm lại.