Các chuyên gia nói gì về hậu quả của việc cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine?
Các chuyên gia được phỏng vấn bởi Izvestia cho hay, việc Anh cung cấp tên lửa dẫn đường M31A1 cho hệ thống tên lửa phóng loạt có tầm bắn lên tới 80 km cho Ukraine sẽ không có tác dụng đáng kể trên chiến trận.
Theo đó, kế hoạch cung cấp số lượng lớn tên lửa dẫn đường M31A1, cũng như pháo phản lực M270 đã được Anh công bố vào hôm 6/6.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho rằng quyết định chuyển M270 cho Ukraine là hợp lý vì “khi chiến thuật của Nga thay đổi, sự hỗ trợ của chúng tôi đối với Ukraine cũng phải thay đổi”. M270 có thể giúp Ukraine nhắm trúng mục tiêu ở khoảng cách 80 km.
Các chuyên gia nói gì về hậu quả của việc cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine? (Ảnh: TASS) |
“Nhiều khả năng, Anh sẽ cố gắng sử dụng tên lửa M31A1 chống lại các mục tiêu có giá trị. Ví dụ như tại các sân bay, sở chỉ huy, nút giao thông đường sắt hay các căn cứ, cơ sở quân sự quan trọng ”, chuyên gia quân sự Andrei Frolov chia sẻ với Izvestia.
Ông Frolov cho biết, Ukraine sẽ sử dụng những vũ khí này một cách thận trọng nhất. “Và rất có thể sẽ không bắn vào các thành phố hoặc các khu định cư”, ông Frolov nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo các nguồn tin: “Sự xuất hiện của những vũ khí như vậy sẽ không thay đổi cán cân quyền lực”.
“Trên thực tế, đây chỉ là sự thay thế cho các tổ hợp Tochka-U và BM-30 Smerch được Ukraine sử dụng trong chiến dịch quân sự đặc biệt. Về độ chính xác, tên lửa của Anh có thể sánh ngang với Tochka-U”, chuyên gia giải thích.
“Tuy nhiên, Anh không thể cung cấp nhiều tên lửa dẫn đường như vậy, vì bản thân nước này không có nguồn dự trữ lớn. Do đó, sự xuất hiện hàng loạt của hệ thống tên lửa phóng loạt nước ngoài với đạn dẫn đường chính xác trên tuyến liên lạc ở Ukraine không nên được mong đợi, ít nhất là trong tương lai gần”, ông Frolov tin tưởng.
“Vì những lý do này, vũ khí Anh sẽ không thể thực hiện các thay đổi trực tiếp trên chiến trường”, chuyên gia kết luận.
Theo Guardian, động thái này của Anh có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng giữa Nga và phương Tây. Khi xung đột ở Ukraine bắt đầu, Anh, cùng với Mỹ và các quốc gia phương Tây khác, đã hứa chỉ cung cấp vũ khí phòng thủ để giúp Ukraine đẩy lùi lực lượng Nga. Tuy nhiên, khi Nga đạt được nhiều bước tiến ở phía đông và phía nam Ukraine, phương Tây đã dần gửi nhiều vũ khí sát thương hơn.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng khẳng định, Washington sẽ cung cấp cho Ukraine hệ thống tên lửa cơ động cao M142, hay HIMARS, sau khi ông nhận được sự đảm bảo từ Kiev rằng nó sẽ không được sử dụng để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.
Trước đó, Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo Nga sẽ tấn công các mục tiêu mới nếu phương Tây cung cấp tên lửa tầm xa hơn cho Ukraine.
“Nếu phương Tây cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine, Nga sẽ nhắm vào những mục tiêu chưa bị đánh trúng”, ông Putin nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Russia-1.
Cũng theo ông Putin, các lô hàng vũ khí “không có gì mới” nhưng cảnh báo sẽ có phản ứng nếu Mỹ cung cấp các loại vũ khí tầm xa hơn cho Ukraine, đồng thời cho rằng các đợt hỗ trợ khí tài quân sự cho Ukraine là nhằm “kéo dài cuộc xung đột”.
Thanh Bình (lược dịch)
Chuyên gia quân sự Mỹ nêu 3 lý do khiến Ukraine 'gặp khó' trước Nga
Chính quyền Ukraine nên tìm kiếm những cách khác để giải quyết xung đột với Nga, vì Kiev sẽ khó có thể giành chiến thắng.
Hé lộ lý do Ukraine không thể sử dụng UAV ‘sát thủ cảm tử’
Theo Avia.pro, các máy bay không người lái (UAV) cảm tử được bàn giao cho Ukraine hóa ra lại trở nên vô dụng do các hệ thống tác chiến điện tử của Nga đã được triển khai.