5 hệ thống laser chiến đấu mạnh nhất thế giới
Vũ khí laser từ lâu đã không còn là một yếu tố của khoa học viễn tưởng và năm này qua năm khác, chúng ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong kho vũ khí quân sự.
Tất nhiên, những tia laser mạnh mẽ có thể cắt đứt các ngôi sao và các tòa nhà vẫn chưa được phát minh, nhưng nhiều hệ thống laser hiện đại vẫn đáng được quan tâm đặc biệt.
Các thiết bị phát ra chùm tia laser chủ yếu được sử dụng để chống lại các loại đạn tốc độ cao hoặc hệ thống quang học của đối phương. Vì vậy, hệ thống laser là một trong những cách đáng tin cậy nhất để bắn hạ tên lửa hoặc pháo của đối phương trong khi vẫn đang tiếp cận, điều này có thể giúp loại bỏ tác động của nó.
Tuy nhiên, việc sử dụng hệ thống laser như một vũ khí tấn công hàng loạt không còn xa và ngay khi nhân loại có thể giải quyết vấn đề về một nguồn năng lượng đáng tin cậy sẽ cung cấp năng lượng cho các cỗ máy trên thực địa một kỷ nguyên mới của công nghệ quân sự sẽ bắt đầu.
Sau đây là 5 hệ thống laser chiến đấu mạnh nhất thế giới:
Lockheed Martin đang chế tạo một module laser chiến đấu có thể mở rộng quy mô bằng cách thêm các bộ phát mới. Vào tháng 4/2014, công ty đã sản xuất và thử nghiệm một loại laser sợi quang chiến đấu 60 Kilowatt và có dạng module: khi cần thiết có thể lắp đặt thêm các nguồn bức xạ để tăng công suất lên đến 120 Kilowatt. Việc lắp đặt sẽ được đưa vào xe chiến đấu HEL MD (High Energy Laser Mobile Demonstrator) trong tương lai. |
Công ty Boeing của Mỹ không chỉ sản xuất máy bay mà còn sản xuất vũ khí laser để đánh chặn tên lửa. Hệ thống được lắp đặt trên máy bay Boeing YAL-1 là loại laser hóa học có khả năng phá hủy tên lửa và đạn cối ở khoảng cách lên đến 1,5 km, ngay cả trong điều kiện thời tiết khó khăn. |
Module laser của “Cục thiết kế cơ khí chính xác Nudelman” (Nga) là một vũ khí được thiết kế để tiêu diệt các dụng cụ quang học và nhân lực của kẻ thù. Tia laser hoạt động giống như một máy quét: các chùm tia phát ra trong một quang phổ không nhìn thấy được đối với mắt người sẽ quét một khu vực có khả năng nguy hiểm. Ngay khi một thiết bị quang học của đối phương lọt vào tầm quan sát của máy, nó sẽ bị tia laze bắn trúng. |
Một “đứa con tinh thần” khác của Boeing được thiết kế để tiêu diệt máy bay không người lái, vốn ngày càng trở nên phổ biến trong vài năm qua. Thiết bị nhỏ gọn được phân biệt bởi khả năng gây sát thương trên các bộ phận riêng lẻ của module không người lái, mặc dù nó chỉ có thể được lắp đặt trên các bề mặt tĩnh. |
Hệ thống phòng thủ bằng laser do Tập đoàn quốc phòng Rafael của Israel được phát triển để đánh chặn đạn pháo được bắn ra trong một cuộc chiến tranh. Nó có khả năng tiêu diệt tên lửa tầm ngắn, súng cối và đạn bằng chùm tia laze. Tổ hợp này có thể được sử dụng để chống lại đạn dược ở khoảng cách lên tới 7 km. Tuy nhiên, nhược điểm của hệ thống phòng thủ này là không hoạt động hiệu quả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và có thể gây hư hại cho các phương tiện cơ giới ở gần. |
Thanh Bình (lược dịch)
NATO đang cân nhắc chuyển giao tên lửa chống hạm cho Ukraine
Sau yêu cầu từ Tổng thống Volodymyr Zelensky về việc cung cấp vũ khí mới cho nhu cầu của Ukraine, được biết Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang xem xét khả năng cung cấp cho Kiev tên lửa chống hạm.