Quân đội Trung Quốc liên tiếp tập trận bất thường ở Biển Đông, Mỹ nói gì?

Bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ mối quan ngại về việc Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận ở Biển Đông và cho rằng động thái này sẽ tạo ra thêm bất ổn cho khu vực.

“Việc tiến hành các cuộc tập trận quân sự trên lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông là đi ngược lại với những nỗ lực nhằm hạ nhiệt căng thẳng và duy trì sự ổn định”, Reuters dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 2/7.

Hồi tuần trước, Trung Quốc đã cho tiến hành cuộc tập trận 5 ngày bắt đầu từ ngày 1/7 gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

“Các cuộc tập trận này là động thái mới nhất trong chuỗi hành động nhằm khẳng định những tuyên bố chủ quyền phi lý từ phía Trung Quốc và gây bất lợi cho các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông”, Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh.

Mỹ từng nhiều lần lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc tiến hành quân sự hóa trái phép trên Biển Đông và đe dọa các nước láng giềng châu Á muốn khai thác nguồn tài nguyên dầu khí ở vùng biển chiến lược.

Lâu nay, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.

Tuy nhiên, Mỹ cùng các đối tác và đồng minh gồm Australia, Nhật Bản, Anh, Pháp và Ấn Độ thường xuyên có những hành động nhằm thách thức việc Trung Quốc đưa ra những tuyên bố chủ quyền phi lý và mở rộng quân sự hóa ở Biển Đông.

{keywords}
Chiến hạm USS Gabrielle Giffords của hải quân Mỹ áp sát tàu Hải Dương Địa chất 4 của Trung Quốc trên Biển Đông. (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Cũng trong ngày 2/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam phản đối những hoạt động sai phạm của Trung Quốc tại Biển Đông và đã trao công hàm phản đối cuộc tập trận của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, hành động này đã vi phạm chủ quyền Việt Nam và đi ngược lại quy tắc ứng xử ở Biển Đông, việc duy trì hợp tác giữa Biển Đông.

"Việt Nam đã giao thiệp, trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc không lặp lại hành động này trong tương lai", Người phát ngôn nói.

Theo số liệu của Viện Minh bạch Hàng hải châu Á, kể từ năm 2013, Trung Quốc đã tiến hành quân sự hóa trái phép trên 27 thực thể nằm trong quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Đây là một phần trong nỗ lực bành trướng và mở rộng quyền kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông.

Thậm chí, Trung Quốc còn đưa ra yêu cầu phi lý khi đòi hỏi tàu chiến các nước phải thông báo trước và nhận được sự cho phép mới có thể hoạt động trong khu vực 12 hải lý quanh các thực thể mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền.

Chiến hạm Mỹ áp sát tàu thăm dò Trung Quốc

Trong tuyên bố hôm 2/7, Hạm đội 7 của hải quân Mỹ cho hay tàu tấn công ven bờ lớp Independence USS Gabrielle Giffords (LCS 10) đã áp sát tàu thăm dò Hải Dương 4 của Trung Quốc khi đang hoạt động trên Biển Đông.

Hải quân Mỹ nhấn mạnh, chiến hạm USS Gabrielle Giffords thực hiện “nhiệm vụ thông thường” gần tàu Hải Dương Địa chất 4 của Trung Quốc trên Biển Đông vào ngày 1/7.

“USS Gabrielle Giffords đang làm nhiệm vụ luân phiên trong khu vực hoạt động của Hạm đội 7 nhằm cải thiện khả năng phối hợp với các đối tác cũng như đóng vai trò như một lực lượng sẵn sàng phản ứng", Hạm đội 7 cho hay.

Thậm chí, hải quân Mỹ còn cho biết tàu Hải Dương Địa chất 4 của Trung Quốc đã hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, sau khi di chuyển từ tỉnh Quảng Đông vào ngày 10/6. Nhiều tàu Trung Quốc đã đi theo hộ tống tàu khảo như của lực lượng hải cảnh vào tàu hộ vệ Type 054A của hải quân Trung Quốc.

Liên quan thông tin nói tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 4 của Trung Quốc hoạt động, đi vào EEZ của Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng cũng nhấn mạnh: "Chúng tôi cho rằng các hoạt động thăm dò, khảo sát phải có sự đồng ý của Việt Nam, phù hợp Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).

Việc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và công ước của UNCLOS 1982 có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực biển Đông, trong khu vực cũng như trên thế giới".

Trước đó, tàu USS Gabrielle Giffords của hải quân Mỹ và hai tàu huấn luyện JS Kashima và JS Shimayuki thuộc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cũng đã tiến hành tập trận trên Biển Đông vào ngày 23/6.

Minh Thu (lược dịch)

Tòa án xét xử vụ kiện ông Trump bị dọa đánh bom

Tòa án ở Manhattan thuộc bang New York, Mỹ đã nhận được cuộc gọi dọa đánh bom ngay khi chuẩn bị phiên điều trần về vụ kiện 250 triệu USD chống lại ông Trump.

Hơn chục thỏa thuận được ký kết trong cuộc họp của hai nhà lãnh đạo Nga – Trung

Hai nhà lãnh đạo Nga – Trung nhấn mạnh những thỏa thuận được hai bên ký kết nhằm tăng cường quan hệ thương mại, và phát triển thế giới đa cực.

Kiện vợ cũ ra tòa vì bị giấu chuyện trúng xổ số trước khi ly hôn

Một người đàn ông Thái Lan đã kiện vợ cũ ra tòa với cáo buộc cô đã che giấu chuyện trúng xổ số trước khi tuyên bố chia tay anh qua điện thoại và cưới người khác.

'Mánh' tiếp viên hàng không Mỹ lợi dụng đặc quyền để buôn lậu ma túy

Tiếp viên hàng không của Mỹ thường được ưu tiên đi qua cổng an ninh mà không cần soi chiếu, nhưng nhiều người đã lợi dụng đặc quyền này để lén lút vận chuyển ma tuy và chất cấm.

Ukraine đạt thỏa thuận vay 15,6 tỷ USD với IMF

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với chính quyền Ukraine về gói cho vay 15,6 tỷ USD nhằm hỗ trợ nước này khôi phục nền kinh tế.

Pháp bắt hơn 850 người trong cuộc biểu tình phản đối tăng tuổi hưu

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin cho biết, cảnh sát nước này đã tạm giữ 855 người vì nhiều vi phạm trong các cuộc biểu tình phản đối tăng tuổi nghỉ hưu trong mấy ngày qua.

Ông Tập Cận Bình: Quan hệ Nga-Trung quan trọng với trật tự thế giới

Sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, quan hệ Trung-Nga đã vượt ra ngoài quan hệ song phương và có tầm quan trọng lớn đối với trật tự thế giới.

Chính phủ vượt qua bỏ phiếu bất tín nhiệm, Tổng thống Macron thoát sóng gió bủa vây?

Việc chính phủ Pháp vượt qua bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội ám chỉ Tổng thống Emmanuel Macron có thể đã thoát khủng hoảng chính trị trước mắt. Song, nhiều thách thức với ông dường như khó tiêu tan.

Người phụ nữ mắc bệnh phong trở thành điệp viên nổi tiếng

Bước ngoặt bất ngờ trong cuộc đời đã khiến Josefina Guerrero trở thành điệp viên quan trọng nhất trong cuộc chiến vì Philippines.

Những hình ảnh mới nhất về thành phố Mariupol

Các phóng viên của Sputnik mới đây đã ghi lại một số hình ảnh về thành phố Mariupol đang trong quá trình khôi phục.

Đang cập nhật dữ liệu !