Quan chức Đức kêu gọi người dân ăn ít thịt hơn
Ông Niels Annen, thành viên Quốc hội tại Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Đức, kêu gọi ăn ít thịt hơn do cuộc khủng hoảng lương thực liên quan tình hình ở Ukraine.
Theo đó, ông Annen lưu ý rằng, ông không cấm bất cứ ai ăn thịt, bản thân ông cũng rất thích món này, tuy nhiên, ông chỉ ra rằng phần lớn ngũ cốc trên thế giới cuối cùng được dùng để sản xuất thức ăn cho gia súc.
Quan chức Đức cho biết, việc cắt giảm 30% lượng tiêu thụ thịt có thể giúp châu Âu giải phóng hàng triệu ha đất canh tác.
Bên cạnh đó, Nghị viện châu Âu (EP) cũng kêu gọi chấm dứt việc tuyên truyền liên quan đến thịt do thiếu thức ăn chăn nuôi. Theo EP, Ukraine và Nga là những nhà sản xuất ngũ cốc quan trọng và tình hình ở Ukraine có thể dẫn đến tình trạng thiếu lương thực ở các nước phụ thuộc vào nhập khẩu lúa mì.
Vì sao người Đức bị kêu gọi ăn ít thịt hơn? (Ảnh: AP) |
Mới đây, ông Udo Hemmerling, Phó tổng thư ký Hiệp hội Nông dân Đức cho biết, không có tình trạng thiếu lương thực ở Đức.
“Tuy nhiên, chúng ta phải làm quen với thực tế là không phải lúc nào cũng có sẵn”, ông Hemmerling nói trong một cuộc phỏng vấn với Der Spiegel.
“Đối với thịt, thiếu hụt có thể được sẽ xảy ra trong những tháng tới”, ông Hemmerling nói thêm.
Ngoài ra, nếu Liên minh châu Âu (EU) ngừng mua khí đốt từ Nga, sẽ có vấn đề về phân bón, và khi đó giá ngũ cốc và rau quả thậm chí còn cao hơn.
Theo ông Hemmerling, giá thịt lợn xuống thấp trong thời gian rất dài nên sản lượng lợn cả nước sụt giảm. Bây giờ giá đã tăng trở lại, nhưng thức ăn chăn nuôi đã trở nên đắt hơn.
Hiện tại, người nông dân nhận được 1,95 Euro cho mỗi kg thịt lợn. Các chuyên gia cho rằng giá nên là 2,50 Euro để đủ trang trải chi phí. Theo đó, hiện nay người nông dân nuôi ít vật nuôi hơn.
Theo các thống kê, trong 5 năm qua, Nga và Ukraine chiếm gần 30% lượng xuất khẩu lúa mì trên thế giới, 17% lượng xuất khẩu ngô, 32% lúa mạch-nguồn thức ăn chăn nuôi quan trọng và 75% dầu hướng dương của thế giới.
Trong khi các lệnh trừng phạt nhắm vào các ngân hàng và tổ chức tài chính của Nga khiến nước này không thể xuất khẩu lương thực. Trong khi đó, nguồn cung từ Ukraine cũng bị gián đoạn nghiêm trọng.
Hệ quả là giá cả leo thang ở mọi ngóc ngách trên thế giới. Trong năm qua, giá lúa mì tăng 69%. Giá ngô và lúa mạch tăng lần lượt 36% và 82%. Chiến sự ở Ukraine cũng có nguy cơ tạo ra một cú sốc khác đối với thị trường lương thực. Đó là thiếu phân bón, do nguồn cung cấp phân bón toàn cầu chủ yếu đến từ hai quốc gia này. Điều này đe dọa quy mô của các vụ thu hoạch tiếp theo.
Thanh Bình (lược dịch)
Chuyên gia nói gì về khả năng Nga tăng cung cấp khí đốt cho châu Á?
Ông Igor Yushkov, chuyên gia phân tích tài chính của Quỹ an ninh năng lượng quốc gia, Đại học tài chính trực thuộc Chính phủ Nga mới đây đã đánh giá khả năng tăng cường cung cấp khí đốt của Nga cho châu Á.