Phú Thọ: Doanh nghiệp cùng HTX thu mua, tiêu thụ đặc sản bưởi Đoan Hùng

Để giúp nhà vườn đang khó khăn trong khâu tiêu thụ, Phú Thọ đã tổ chức ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với các HTX, tổ hợp tác ở huyện Đoan Hùng thu mua bưởi cho nông dân chuẩn bị xuất khẩu.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều nhà vườn trồng bưởi Đoan Hùng đang khó khăn trong khâu tiêu thụ. Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho các hợp tác xã và hộ trồng bưởi, Sở NN&PTNT tỉnh Phú Thọ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ bà con, trong đó, tổ chức liên kết giữa các doanh nghiệp với các HTX, tổ hợp tác thu mua bưởi cho nông dân.

Theo báo cáo của tỉnh Phú Thọ, hiện nay, tổng diện tích bưởi trên địa bàn tỉnh đạt gần 5,5 nghìn ha, diện tích cho sản phẩm là 3,5 nghìn ha. Toàn tỉnh hiện đã hình thành 151 vùng sản xuất bưởi tập trung có quy mô từ 5ha trở lên, trong đó: 24 vùng trồng bưởi đặc sản Đoan Hùng tập trung tại 18 xã vùng thượng huyện Đoan Hùng và 133 vùng trồng bưởi Diễn tại 13 huyện, thành, thị.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã cấp được 11 mã số vùng trồng đủ điều kiện để xuất khẩu, trong đó cấp 3 mã số cho vùng bưởi Đoan Hùng với diện tích là trên 90ha. Đặc biệt, 2 giống bưởi Chí Đám và Bằng Luân là một trong số ít sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của cả nước được cấp văn bằng Bảo hộ chỉ dẫn địa lý và được 3 lần vinh danh “Thương hiệu vàng nông nghiệp”.

Hiện nay, Phú Thọ có tổng số 3 doanh nghiệp, 11 hợp tác xã, 62 tổ hợp tác và 17 trang trại sản xuất bưởi, hoạt động liên kết sản xuất, gắn với sơ chế, chế biến và tiêu thụ bưởi cho nông dân cũng đang được đẩy mạnh.

{keywords}
Hiện nay, bưởi Đoan Hùng đã cấp 3 mã số 2 giống bưởi Chí Đám. Ngoài ra, bưởi ở Bằng Luân là một trong số ít sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của cả nước được cấp văn bằng Bảo hộ chỉ dẫn địa lý và được 3 lần vinh danh “Thương hiệu vàng nông nghiệp”.

Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều nhà vườn trồng bưởi Đoan Hùng đang khó khăn trong khâu tiêu thụ. Để giúp nhà vườn đang khó khăn trong khâu tiêu thụ, Công ty Cổ phần Công nghệ Nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng Lục Ngạn đã ký kết hợp đồng với các HTX, tổ hợp tác trên địa bàn huyện Đoan Hùng thu mua sản lượng bưởi năm 2021 giúp nông dân chuẩn bị cho xuất khẩu sang thị trường Nga và một số thị trường khác.

Đây là doanh nghiệp chủ động ký liên kết với nhiều đơn vị khác để tham gia, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bưởi cho những năm tới, hướng tới bảo quản, sơ chế, chế biến và xuất khẩu bưởi sang một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản…

Theo khẳng định của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Nguyễn Thanh Hải, cây bưởi được xác định là một trong những sản phẩm chủ lực của tỉnh. Chính vì vậy, thời gian qua Phú Thọ đã quan tâm tập trung lãnh, chỉ đạo nhằm phát triển diện tích, tăng năng suất, chất lượng, sản lượng bưởi lên.

Trong đó, việc ra mắt chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ bưởi là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp của tỉnh trong bối cảnh hội nhập. Đây cũng là cơ hội để cây bưởi thực sự phát huy hiệu quả, trở thành cây làm giàu cho huyện Đoan Hùng.

Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Hải cũng mong muốn đưa thương hiệu bưởi Đoan Hùng không chỉ là đặc sản Việt Nam mà sẽ là đặc sản quốc gia trong mắt của bạn bè quốc tế, mang lại thu nhập ổn định cho nông dân.

Chính vì vậy, Phú Thọ sẽ tạo mọi điều kiện, sẵn sàng đồng hành, tháo gỡ mọi khó khăn cùng doanh nghiệp tham gia vào sản xuất kinh doanh, giới thiệu, đặc biệt là tiêu thụ chế biến nông sản, tạo ra chuỗi liên kết từ giá trị sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm.

Được biết, trong thời gian qua, một số doanh nghiệp Nhật Bản đã đến tìm hiểu cơ hội hợp tác xuất khẩu đối với cây bưởi ở Phú Thọ. Đây là điều kiện thuận lợi để nâng cao giá trị kinh tế của cây bưởi.

Để đạt được mục tiêu xuất khẩu bưởi sang thị trường Nhật Bản nói riêng và xuất khẩu bưởi sang các nước khác nói chung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Hải cho rằng, Đoan Hùng cần chú ý xây dựng vùng trồng tập trung theo hướng hàng hóa, chú trọng phát triển cây bưởi đặc sản; xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất như thủy lợi, giao thông…

Đồng thời huyện Đoan Hùng cần đánh giá lại kết quả phát triển cây bưởi trong những năm qua; đúc rút kinh nghiệm để có sự chỉ đạo phù hợp với thực tiễn; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của tỉnh; tận dụng mọi nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn để đầu tư phát triển hạ tầng, xây dựng mã số vùng trồng để thuận tiện cho truy xuất nguồn gốc xuất xứ; tiếp tục rà soát, định hướng và quy hoạch; lập dự án vùng trồng bưởi tập trung; chỉ đạo tổ chức lại sản xuất có hiệu quả; nâng cao chất lượng sản phẩm bưởi; đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, nhất là khi đặt mục tiêu xuất khẩu; tổ chức tốt xúc tiến thương mại; quản lý giống; phát triển các HTX, doanh nghiệp trong lĩnh vực trồng và kinh doanh bưởi; xây dựng các chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và người trồng; chủ động làm việc với Bộ NN&PTNT, Bộ Ngoại giao để tìm hiểu và hoàn thiện các quy trình xuất khẩu bưởi sang Nhật Bản; chọn vùng trọng điểm để đầu tư làm điểm; tập trung quản lý về giống, vật tư, thị trường; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sản xuất bưởi theo hướng hữu cơ….

Hải Yến

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !