Phụ huynh Hà Nội lo nhiều hơn mừng khi học sinh lớp 1-6 nội thành sắp đi học trực tiếp

Theo quyết định của Hà Nội, ngày 21/2 tới, học sinh lớp 1 đến lớp 6 các quận nội thành Hà Nội đi học trở lại nhưng nhiều phụ huynh còn có tâm lý e ngại khi con chưa được tiêm vắc xin.

Nhận được tin sắp tới học sinh lớp 1 đến lớp 6 các quận nội thành Hà Nội đi học trực tiếp, chị Nguyễn Trà Giang (quận Cầu Giấy, Hà Nội) vừa mừng vừa lo.

“Mừng vì sau bao ngày con trai lớp 1 mong chờ, cuối cùng cũng được đến trường gặp cô, gặp bạn, không phải suốt ngày dán mắt vào màn hình máy tính. Đến trường con cũng được vận động nhiều hơn, trò chuyện cùng các bạn nhưng tôi vẫn e ngại vì mấy hôm nay dịch bệnh Hà Nội còn diễn biến phức tạp. Nhiều trường trên địa bàn có cả giáo viên và học sinh mắc Covid-19.

Trước tình hình như hiện nay, tôi lại đang cân nhắc xin cô để con học ở nhà thêm thời gian nữa, khi nào dịch bệnh ổn hơn thì tôi sẽ cho con đi học lại”, chị Giang cho hay.

Chị Giang lo nhất là con chưa chủ động phòng dịch được, trong khi lớp 1 thì cả năm nay mới đi học lần đầu nên rất bỡ ngỡ với bạn bè, thầy cô. Nếu không may con nhiễm Covid-19 thì đúng là ám ảnh cả tuổi thơ.

{keywords}
Ảnh minh họa, nguồn VTV

Cùng chung tâm trạng trên, chị Trần Thị Thương (quận Tây Hồ, có con gái học lớp 3) cho hay: “Tôi cũng mừng khi con quay lại lớp, nhưng cũng lo lắm khi con chưa được tiêm vắc xin. Tôi nghĩ còn có vài tháng nữa hết năm học thì nên cho các con học online nốt, sau khi đạt được miễn dịch cộng đồng ở người lớn rồi thì tính tiếp chứ đi học hệ luỵ bao nhiêu thứ kèm theo: tiền test nhanh mỗi ngày, nếu “thăng hạng” F0 thì bố mẹ lại phải bố trí nghỉ ở nhà chăm, rồi chi phí thuốc thang trong khi tổn hại sức khoẻ và các di chứng hậu Covid- 19 thì không ai nói trước được. Con đi học thì ngày nào bố mẹ cũng nơm nớp lo lắng thành F bất cứ lúc nào”.

Nhiều phụ huynh có con ở độ tuổi lớp 1 đế lớp 6 cũng lo lắng khi những ngày qua các lớp lớn đi học mà F0 tăng chóng mặt, bố mẹ nghiễm nhiên thành F1. Vậy nên có ý kiến cho rằng cấp 1 và lớp 6 cứ học online hết học kỳ 2 cho yên tâm hơn.

Từng có con mắc Covid-19 nên một phụ huynh Hà Nội chia sẻ: “Nếu đi học mà được tài trợ hết mọi chi phí xét nghiệm test PCR thì tôi sẽ suy nghĩ. Như nhà tôi có hai đứa nhỏ bị F0, về cả nhà dương tính theo.

Chi phí mua que test nhanh, test PCR, các loại thực phẩm hỗ trợ khá tốn kém, chưa kể nôn trớ, đêm hôm sốt cao, chăm sóc vô cùng mệt mỏi...

Vì thế, nếu được chọn online thời điểm này thì tôi cho con học online vì hai con ốm, cả nhà phục vụ theo rất vất vả”.

Trước đó, UBND TP Hà Nội đã có văn bản đồng ý với đề xuất của Sở GD&ĐT về việc cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc 12 quận nội thành đi học trở lại vào ngày 21/2.

Theo đó, UBND TP Hà Nội cơ bản thống nhất về chủ trương cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc 12 quận nội thành đến trường.

Cụ thể, học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 ở 12 quận nội thành Hà Nội sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19 trở lại học trực tiếp từ ngày 21/2. Trẻ mầm non vẫn nghỉ học tại nhà. 

Tất cả các học sinh học các ngày trong tuần theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Nhà trường chỉ tổ chức dạy học trực tiếp tại các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2, các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 3, cấp độ 4 tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến.

Học sinh cư trú tại địa bàn có mức độ dịch cấp độ 3, cấp độ 4 không đến trường học mà ở nhà học trực tuyến, nhà trường có trách nhiệm phân công giáo viên giảng dạy cho các em.

UBND TP Hà Nội yêu cầu, trường học phải đạt yêu cầu an toàn trong phòng, chống dịch; chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, xây dựng kế hoạch diễn tập xử lý khi có tình huống cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh là F0.

Giáo viên chưa tiêm đủ vaccine phòng chống Covid-19 theo quy định của ngành Y tế chỉ dạy trực tuyến, không đến lớp dạy trực tiếp.

Không tổ chức ăn bán trú, căng tin ăn uống trong trường, học sinh tự mang theo nước uống cá nhân. Chỉ tổ chức dạy học trực tiếp 01 buổi/ngày.

Trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, không bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19, nhà trường chủ động xử lý theo hướng dẫn và báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tại địa phương.

Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 cấp quận/huyện/thị xã có trách nhiệm xem xét, cho dừng việc học tập trực tiếp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh; có các kịch bản xử lý tình huống nếu xảy ra FO, F1 tại các lớp học, trường học.

Hoàng Thanh

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Chưa tốt nghiệp ĐH, nữ sinh 21 tuổi giành học bổng thạc sĩ ngành Vũ trụ tại Pháp

Từ Quy Nhơn, Trịnh Hoàng Diệu Ngân ra Hà Nội để theo học ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh. Sau 3 năm, Ngân giành học bổng toàn phần chương trình thạc sĩ tại ngôi trường danh giá bậc nhất nước Pháp, dù chưa tốt nghiệp đại học.

Đang cập nhật dữ liệu !