Phụ huynh Hà Nội: 'Cho con trở lại trường sau Tết còn hơn bây giờ'

Dù có phần lo lắng nhưng việc cho học sinh quay lại trường sau Tết khi dịch bệnh ổn định cũng khiến nhiều phụ huynh Hà Nội yên tâm hơn là cho con quay lại trường ở thời điểm hiện tại.

Nếu tình hình ổn định, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết dự kiến đề xuất với UBND TP cho 100% học sinh khối 7-12 trở lại trường sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

Ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, chỉ khi nào đảm bảo an toàn thì Hà Nội mới cho học sinh đến trường.

"Dự kiến, nếu không có gì thay đổi, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Sở sẽ tiếp tục đề xuất với thành phố cho học sinh khối 7 đến 12 đi học trở lại 100% ở tất cả 30 quận, huyện, thị xã", ông Cương nói.

Để đưa ra đề xuất, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ cân nhắc dựa trên tình hình dịch bệnh tại thành phố cũng như tỷ lệ tiêm chủng của học sinh.

Ngay sau thông tin này, trên các fanpage dành cho phụ huynh khối THPT, nhiều bố mẹ cũng đồng tình việc cho con quay lại trường sau Tết nếu tình hình kiểm soát dịch bệnh có chiều hướng khả quan hơn.

{keywords}
Ảnh minh họa

Chị Lê Thu Phương (quận Bắc Từ Liêm) chia sẻ: “Thực tế, sau khi con được tiêm vắc xin mũi đầu tiên tôi đã rất mừng nghĩ rằng cháu sắp được tới tới trường. Thế nhưng, đến thời điểm này cháu đã tiêm đủ 2 mũi thì tôi lại không muốn cho con đi học, nhưng nếu con lùi thời gian đến trường vào sau dịp Tết thì tôi cũng yên tâm hơn là thời điểm này”.

Chị Phương lý giải, hiện nay mỗi ngày Hà Nội có 3.000 ca mắc mới nên nếu quay lại trường quá sớm khiến các con đối mặt với không ít nguy cơ.

Trong khi đó chị Hà Phương Uyên có con đang học lớp 9 tại quận Cầu Giấy, cho biết: "Con tôi đang bước vào năm học cuối cấp quan trọng để thi vào trường cấp 3 mong ước. Nếu chỉ học online thì rất khó khăn cho con và các bạn khi không được giáo viên hướng dẫn trực tiếp nên tôi mong con được tiêm đủ 2 mũi vắc xin và sớm đi học trở lại, sau Tết thì càng tốt”.

Còn nữ sinh lớp 10 Nguyễn Thu Trà (quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết, dù học trực tuyến thời gian dài, điểm kiểm tra của em vẫn tốt nhưng em vẫn mong sớm được đến trường.

"Em không quá lo về các bài kiểm tra vì điểm của em cũng thuộc top của lớp, nhưng có điều ai cũng hiểu là có thể do chúng em học trực tuyến nên đề thi giáo viên cho dễ hơn. Hơn nữa, các tiết học thực hành Vật lý, Hóa học thì chúng em không được tiếp cận phòng thí nghiệm nếu cứ học trực tuyến mãi.

Thực sự học mãi ở nhà, cả ngày chỉ quanh quẩn với bức tường và chiếc máy tính nên em cũng thấy rất oải, chỉ mong sớm được đi học gặp các bạn. Nếu sau Tết chúng em được trở lại trường thì đó đúng là điều mà em thấy rất vui", Trà nói.

Nhiều phụ huynh khác cũng cho biết, học sinh học online kéo dài hơn 1 học kỳ qua đã xảy ra nhiều hệ lụy như sức khỏe kém hơn, nghiện game, bị bắt nạt trực tuyến.... Vì thế điều tốt nhất vẫn là sớm cho trẻ trở lại trường học.

Các cơ sở giáo dục, nhà trường cũng luôn trong tâm thế sẵn sàng, chuẩn bị mọi phương án tốt nhất để đón học sinh đến trường khi có quyết định từ cấp trên.

Trước đó, học sinh Hà Nội dừng học trực tiếp từ đầu tháng 5/2021 khi Covid-19 bùng phát lần thứ tư. Đến ngày 8/11, khoảng 4.000 học sinh lớp 9 tại Ba Vì được trở lại trường. Hai tuần sau, khối 9 tại 17 huyện, thị ngoại thành cũng được học trực tiếp. Đến 6/12 năm ngoái, các trường THPT mở cửa đón học sinh lớp 12. Hiện có khoảng 64.000 em, trên tổng số khoảng 2,2 triệu học sinh phổ thông ở Hà Nội, được học trực tiếp.

Tính đến 11/1, tỷ lệ tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-14 tuổi ở Hà Nội đạt 99,5% mũi một và 90,3% mũi hai; trẻ từ 15-17 tuổi đạt 99,4% mũi một và 93,9% mũi hai.

Thành phố chưa công bố kế hoạch cho cấp mầm non trở lại trường. Đến nay, trừ khối 9 và 12, học sinh Hà Nội đã ở nhà gần 9 tháng.

Tâm thư ngậm ngùi của thí sinh 2k4 khi tuyển sinh đại học 2022 dành 'vé ưu tiên' chứng chỉ ngoại ngữ

Tâm thư ngậm ngùi của thí sinh 2k4 khi tuyển sinh đại học 2022 dành 'vé ưu tiên' chứng chỉ ngoại ngữ

Nhiều người cho rằng, các trường đại học ưu tiên xét tuyển, tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như TOEFL, IELTS tạo ra sự bất bình đẳng đối với học sinh nông thôn.

Hoàng Thanh

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !